Theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF) – một hiệp hội toàn cầu của ngành tài chính, nợ toàn cầu hiện ở mức 305 nghìn tỷ USD, cao hơn 45 nghìn tỷ USD so với trước đại dịch COVID-19.
Nước nào làm việc nhiều giờ nhất?
Vậy, mọi người làm việc nhiều nhất ở đâu? Dựa trên dữ liệu từ hướng dẫn tuyển dụng toàn cầu , một số quốc gia nổi bật với tuần làm việc 48 giờ, bao gồm Mexico, Argentina, Colombia và Ấn Độ. Tuy nhiên, chỉ vì đây là tuần làm việc tiêu chuẩn không có nghĩa là nhân viên làm việc nhiều như vậy.
Theo dữ liệu toàn cầu từ OECD, Mexico là nơi mọi người làm việc nhiều nhất trong thực tế , không chỉ trong lý thuyết, với 2.128 giờ mỗi năm. Sau đó là Costa Rica (2.073 giờ mỗi năm) và Colombia (1.964 giờ mỗi năm).
Mỗi quốc gia đều có luật lao động riêng , một số nghiêm ngặt hơn và một số khác dễ dãi hơn so với những gì các nhà tuyển dụng toàn cầu có thể quen thuộc. Là một nhà tuyển dụng quốc tế, bạn muốn đảm bảo rằng mình tôn trọng luật lao động địa phương, nếu không bạn có nguy cơ phải đối mặt với các rắc rối và hậu quả pháp lý, chẳng hạn như tiền phạt.
Đất nước San Marino có lượng xe hơn còn nhiều hơn cả dân số, mật độ 1.139 xe trên mỗi 1.000 người.
Để thống kê số lượng những nước có nhiều xe hơi nhất thế giới, Therichest không dựa vào tổng số xe, mà dựa vào số xe trên đầu người. Hai thị trường lớn nhất hiện nay là Mỹ và Trung Quốc đương nhiên có số lượng ôtô cao hơn rất nhiều những nước khác, tuy nhiên dân số cũng gấp nhiều lần.
Theo số liệu của Worldbank, cả Anh và Đức đều có lượng xe trên mỗi 1.000 người nhiều hơn Mỹ. Nếu ở Mỹ con số này là 403 xe thì Anh là 531 xe và Đức 454 xe. Tại châu Á, Nhật là nước cao nhất đạt 455 xe, trong khi đó Suriname đứng đầu châu Âu với 236 xe mỗi 1.000 người. Dưới đây là danh sách xếp hạng 10 nước có tỷ lệ xe trên đầu người lớn nhất, tính theo mẫu số 1.000 người. Xe ở đây được hiểu là xe con dùng vào mục đích di chuyển cá nhân và gia đình dưới 9 chỗ.
Đất nước Bắc Âu nhỏ bé với dân số chỉ hơn 3 triệu người. Với những đường cao tốc 4 làn hiện đại, luôn tự hào với hệ thống giao thông không tắc nghẽn. Dù nhỏ bé nhưng có tới 4 sân bay quốc tế. Trên diện tích chỉ gần 65.000 km2, tức bằng khoảng 1/5 Việt Nam thì di chuyển bằng xe hơi là sự lựa chọn nhanh gọn hơn cả.
Quốc đảo với 7 hòn đảo nhỏ ở khu vực Địa Trung Hải là địa điểm du lịch, nghỉ dưỡng lý tưởng. Với đủ các phương tiện công cộng như máy bay, tàu điện, xe buýt, người dận và khách du lịch được phục vụ bởi hệ thống giao thông quy củ. Nhưng mật độ 595 xe/1.000 người lại trở thành vấn đề lớn khi phải tìm chỗ đỗ xung quanh những con phố mua sắm chính bởi diện tích khá nhỏ.
Cả New Zealand và Australia đều có lượng xe cá nhân đông đảo. New Zealand là một trong những nước đẹp nhất thế giới, vốn lấy bối cảnh cho những phim bom tấn như Chúa tể những chiếc nhẫn hay The Hobbit .
Đất nước của siêu xe nên không ngạc nhiên khi người dân ở đây lại có tình yêu lớn với xe hơi như thế. Lượng xe nhiều cũng là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng giao thông hỗn loạn tại những thành phố lớn.
Đảo quốc nằm ở phía Đông Bắc vùng biển Caribbean có dân số chỉ khoảng hơn 4 triệu người, tức khoảng 2,5 triệu xe hơi, cao hơn Việt Nam với dân số 90 triệu người, nhưng chỉ có khoảng 1,4 triệu xe.
Với diện tích khoảng 103.000 km2 nhưng người dân sinh sống tập trung trong khoảng 1.000 km2, Iceland được coi là thủ đô của vùng biển phía Tây. Ở đây không có đường sắt công cộng, xe hơi là phương tiện di chuyển duy nhất.
Đất nước có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới, khoảng 107.200 USD nằm lọt thỏm giữa Bỉ, Pháp và Đức, diện tích khoảng 2.600 km2, dân số khoảng hơn 500.000 người nên không khó để tìm thấy những chiếc xe hơi sang trọng trên đường phố.
Top 4 trong danh sách thuộc về những nước với diện tích nhỏ bé và thu nhập bình quân đầu người cao bậc nhất thế giới. Tiếp theo Luxembourg là Monaco, nơi nổi tiếng với những đường đua Grand Prix cứ 1.000 người thì có 729 xe hơi.
Kẹp giữa bởi Áo và Thụy Sĩ, 37.000 người sống trong diện tích 158 km2, nơi đây có mật độ xe hơi cao thứ hai thế giới.
Đất nước đứng đầu với mật độ đặc biệt nhất, với 1.139 xe/1.000 người, tức số lượng xe hơi còn vượt qua dân số. San Marino là một trong những nước nhỏ nhất thế giới với diện tích chỉ 62 km2, dân số 32.576 người, đường cao tốc chỉ dài chưa đến 9 km.
Đất nước San Marino có lượng xe hơn còn nhiều hơn cả dân số, mật độ 1.139 xe trên mỗi 1.000 người.
Để thống kê số lượng những nước có nhiều xe hơi nhất thế giới, Therichest không dựa vào tổng số xe, mà dựa vào số xe trên đầu người. Hai thị trường lớn nhất hiện nay là Mỹ và Trung Quốc đương nhiên có số lượng ôtô cao hơn rất nhiều những nước khác, tuy nhiên dân số cũng gấp nhiều lần.
Theo số liệu của Worldbank, cả Anh và Đức đều có lượng xe trên mỗi 1.000 người nhiều hơn Mỹ. Nếu ở Mỹ con số này là 403 xe thì Anh là 531 xe và Đức 454 xe. Tại châu Á, Nhật là nước cao nhất đạt 455 xe, trong khi đó Suriname đứng đầu châu Âu với 236 xe mỗi 1.000 người. Dưới đây là danh sách xếp hạng 10 nước có tỷ lệ xe trên đầu người lớn nhất, tính theo mẫu số 1.000 người. Xe ở đây được hiểu là xe con dùng vào mục đích di chuyển cá nhân và gia đình dưới 9 chỗ.
Đất nước Bắc Âu nhỏ bé với dân số chỉ hơn 3 triệu người. Với những đường cao tốc 4 làn hiện đại, luôn tự hào với hệ thống giao thông không tắc nghẽn. Dù nhỏ bé nhưng có tới 4 sân bay quốc tế. Trên diện tích chỉ gần 65.000 km2, tức bằng khoảng 1/5 Việt Nam thì di chuyển bằng xe hơi là sự lựa chọn nhanh gọn hơn cả.
Quốc đảo với 7 hòn đảo nhỏ ở khu vực Địa Trung Hải là địa điểm du lịch, nghỉ dưỡng lý tưởng. Với đủ các phương tiện công cộng như máy bay, tàu điện, xe buýt, người dận và khách du lịch được phục vụ bởi hệ thống giao thông quy củ. Nhưng mật độ 595 xe/1.000 người lại trở thành vấn đề lớn khi phải tìm chỗ đỗ xung quanh những con phố mua sắm chính bởi diện tích khá nhỏ.
Cả New Zealand và Australia đều có lượng xe cá nhân đông đảo. New Zealand là một trong những nước đẹp nhất thế giới, vốn lấy bối cảnh cho những phim bom tấn như Chúa tể những chiếc nhẫn hay The Hobbit .
Đất nước của siêu xe nên không ngạc nhiên khi người dân ở đây lại có tình yêu lớn với xe hơi như thế. Lượng xe nhiều cũng là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng giao thông hỗn loạn tại những thành phố lớn.
Đảo quốc nằm ở phía Đông Bắc vùng biển Caribbean có dân số chỉ khoảng hơn 4 triệu người, tức khoảng 2,5 triệu xe hơi, cao hơn Việt Nam với dân số 90 triệu người, nhưng chỉ có khoảng 1,4 triệu xe.
Với diện tích khoảng 103.000 km2 nhưng người dân sinh sống tập trung trong khoảng 1.000 km2, Iceland được coi là thủ đô của vùng biển phía Tây. Ở đây không có đường sắt công cộng, xe hơi là phương tiện di chuyển duy nhất.
Đất nước có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới, khoảng 107.200 USD nằm lọt thỏm giữa Bỉ, Pháp và Đức, diện tích khoảng 2.600 km2, dân số khoảng hơn 500.000 người nên không khó để tìm thấy những chiếc xe hơi sang trọng trên đường phố.
Top 4 trong danh sách thuộc về những nước với diện tích nhỏ bé và thu nhập bình quân đầu người cao bậc nhất thế giới. Tiếp theo Luxembourg là Monaco, nơi nổi tiếng với những đường đua Grand Prix cứ 1.000 người thì có 729 xe hơi.
Kẹp giữa bởi Áo và Thụy Sĩ, 37.000 người sống trong diện tích 158 km2, nơi đây có mật độ xe hơi cao thứ hai thế giới.
Đất nước đứng đầu với mật độ đặc biệt nhất, với 1.139 xe/1.000 người, tức số lượng xe hơi còn vượt qua dân số. San Marino là một trong những nước nhỏ nhất thế giới với diện tích chỉ 62 km2, dân số 32.576 người, đường cao tốc chỉ dài chưa đến 9 km.
Mỹ hiện nắm hơn 8.100 tấn vàng, gần bằng 3 quốc gia xếp sau là Đức, Italy và Pháp cộng lại, theo số liệu của Hiệp hội Vàng Thế giới.
Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho biết vàng là thành phần quan trọng trong khối dự trữ của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu, nhờ tính an toàn, thanh khoản cao và có thể sinh lời. Đây là ba mục tiêu đầu tư cơ bản của các ngân hàng trung ương. Vì vậy, các cơ quan này cũng là nhóm nắm giữ vàng lớn của thế giới, chiếm 20% số vàng được khai thác trên toàn cầu đến nay.
Sử dụng dữ liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), WGC gần đây công bố danh sách các nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới, tính đến quý III năm nay.
Lượng vàng dự trữ của Mỹ gần bằng 3 quốc gia đứng sau cộng lại. Số vàng này hiện có giá trị hơn 500 tỷ USD, chủ yếu được cất tại kho vàng Fort Knox và các hầm vàng ở Fed New York.
Giai đoạn 2012 - 2017, Đức đã cho hồi hương lượng vàng dự trữ khổng lồ, khoảng gần 700 tấn, từ Paris và New York về Frankfurt. Hoạt động khai thác vàng tại Đức không sôi động. Số vàng trong kho của họ phần lớn do nhập khẩu hoặc tái chế trong nước.
Số vàng này hiện cất giữ trong các hầm tại Rome, Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ, Cục Dự trữ liên bang Mỹ và Ngân hàng trung ương Anh. Dù có nhiều thời điểm gặp khó khăn tài chính, chính phủ Italy chưa có ý định bán vàng dự trữ.
Phần lớn số vàng này được Pháp mua trong thập niên 50 và 60. Chúng được giữ trong các hầm vàng của Ngân hàng Trung ương Pháp. Số vàng dự trữ của nước này gần như không thay đổi trong vài năm qua.
Năm 2022, Nga là nước sản xuất vàng lớn thứ ba thế giới, với khoảng 300 tấn một năm, sau Trung Quốc và Australia. Ngân hàng Trung ương Nga gần đây tăng cường tích trữ vàng, để đa dạng hóa tài sản, tránh phụ thuộc vào đôla Mỹ.
Trung Quốc là người chơi lớn trên thị trường vàng, cả về sản xuất, tiêu thụ và dự trữ. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) gần đây tăng dự trữ vàng để phòng trừ lạm phát. Hiệp hội Vàng Trung Quốc cho biết nhu cầu tiêu thụ vàng tại nước này hiện cũng lớn nhất thế giới, với 835 tấn trong 3 quý đầu năm nay, nhờ tầng lớp trung lưu tăng.
Thụy Sĩ - trung tâm tài chính của thế giới - hiện dự trữ số vàng giá trị khoảng 66,1 tỷ USD. Số vàng này được quản lý bởi Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ và đóng vai trò là trụ cột tài chính cho quốc gia này. Hoạt động khai thác vàng tại Thụy Sĩ khá hạn chế. Vì thế, số vàng họ sở hữu chủ yếu nhờ nhập khẩu. Năm 2022, họ là nước nhập khẩu vàng lớn nhất thế giới.
Dự trữ vàng của Nhật Bản do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) quản lý, hiện có giá trị 52 tỷ USD. Quốc gia này có mỏ vàng Hishikari nổi tiếng với chất lượng cao. Tuy nhiên, do trữ lượng trong nước hạn chế, Nhật Bản chủ yếu nhập khẩu vàng.
Năm 2022, Ấn Độ là nước tiêu thụ vàng lớn nhì thế giới. Phần lớn số vàng họ cần đều phải nhập khẩu. Các lễ hội và mùa cưới nước này luôn là thời điểm kinh doanh béo bở của các công ty vàng.
Năm 2014, Hà Lan cho hồi hương 20% vàng dự trữ từ các hầm của Cục Dự trữ liên bang Mỹ tại New York. Vài năm qua, dự trữ vàng của nước này không thay đổi.