Nhập khẩu và xuất khẩu được coi là những hoạt động quan trọng của thương mại quốc tế. Về mặt khách quan, đây còn được coi là hoạt động lưu thông hàng hóa bị ràng buộc bởi các yếu tố như chính sách, quyền hạn, văn hóa hay cả về chính trị. Nhưng nhìn chung, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa này là loại hoạt động được hoạch định rõ ràng nhờ vào cách tính cơ cấu xuất nhập khẩu.
Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu tính thế nào?
Căn cứ vào Điều 6 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định như sau:
Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất.
Theo đó, công thức tính thuế giá trị gia tăng sẽ được thực hiện như sau:
Thuế giá trị gia tăng = giá tính thuế giá trị gia tăng x thuế suất thuế giá trị gia tăng
Trong đó, Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng như sau:
1. Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT.
Đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa vừa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, vừa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng.
2. Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), cộng (+) với thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá nhập khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm.
3. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương, là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
4. Giá tính thuế đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ.
Hàng hóa luân chuyển nội bộ như hàng hóa được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh thì không phải tính, nộp thuế GTGT.
21. Đối với trường hợp mua dịch vụ quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư này, giá tính thuế là giá thanh toán ghi trong hợp đồng mua dịch vụ chưa có thuế giá trị gia tăng.
22. Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ quy định từ khoản 1 đến khoản 21 Điều này bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
Theo quy định trên thì giá tính thuế GTGT hàng nhập khẩu được xác định theo cách sau:
Giá tính thuế GTGT = Giá nhập tại cửa khẩu + Chi phí thuế nhập khẩu + Chi phí thuế tiêu thụ đặc biệt + Chi phí thuế bảo vệ môi trường.
Trong đó, giá nhập tại cửa khẩu là giá cần phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên.
Chi phí thuế nhập khẩu (nếu có) = Giá nhập tại cửa khẩu x thuế suất thuế nhập khẩu (được quy định theo mặt hàng nhập khẩu)
Chi phí thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) = (Giá nhập tại cửa khẩu + chi phí thuế nhập khẩu) x thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (được quy định theo mặt hàng nhập khẩu)
Chi phí thuế bảo vệ môi trường (nếu có) = Số lượng hàng hóa tính thuế x mức thuế trên một đơn vị hàng hoá
Nguồn tham khảo: Thư viện pháp luật
Xem thêm: #Phương Pháp Tính Thuế Giá Trị Gia Tăng Theo Quy Định Hiện Nay
Cơ cấu xuất nhập khẩu thể hiện điều gì?
– Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa giữa các nhóm hàng đang chuyển biến theo hướng tích cực hay tiêu cực. Điều này phản ánh lộ trình thực hiện mục tiêu Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu theo từng thời kỳ của quốc gia. Bên cạnh đó, có biện pháp khắc phục và thay đổi khi tỷ trọng cơ cấu đi lệch hướng so với mục tiêu ban đầu. – So sánh sự dịch chuyển trong nội bộ từng nhóm hàng của xuất nhập khẩu. – So sánh hàng hóa xuất nhập khẩu của quốc gia, nhận xét xu hướng chuyển dịch từ các nguyên liệu thô sang sơ chế hoặc tăng hàm lượng có chế biến.
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là một trong những loại thuế phổ biến, mà hầu hết các sản phẩm và dịch vụ trên thị trường đều phải chịu. Tuy nhiên, khi xem xét thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, chúng ta cần quan tâm đến một số quy định và khía cạnh riêng biệt. Dưới đây, SAPP Academy sẽ điểm qua một số điểm quan trọng liên quan đến thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu.
Có phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh khi xác định người nộp thuế giá trị gia tăng không?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC về người nộp thuế giá trị gia tăng:
Theo đó, người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:
(1) Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác;
(2) Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;
(3) Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;
(4) Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu;
(5) Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
(6) Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu có được khấu trừ không?
Thuế GTGT hàng nhập khẩu được coi là thuế GTGT đầu vào khi doanh nghiệp thực hiện mua sắm hàng hóa, tài sản. Tuy nhiên do đây là loại thuế được hình thành trong khâu nhập khẩu nên giá trị thuế được thể hiện trên tờ khai hải quan, giấy nộp tiền thuế của doanh nghiệp thay vì trên hóa đơn đầu vào.
Điều kiện khấu trừ thuế GTGT hàng nhập khẩu
Căn cứ theo Điều 15, Thông tư 219/2013/TT-BTC, điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau: “1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam. 2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT. Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác hướng dẫn tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.”
Nguồn tham khảo: Thư viện pháp luật
Khóa học ACCA là một chương trình đào tạo toàn diện dành cho kế toán và tài chính, cung cấp nhiều lợi ích quan trọng như: cung cấp kiến thức sâu về quy tắc và quy định thuế quốc tế, giúp bạn hiểu rõ các vấn đề pháp lý quan trọng khi nhập khẩu hàng hóa. Khóa học còn giúp bạn phát triển kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định thông minh liên quan đến thuế GTGT hàng nhập khẩu.
Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu là một khía cạnh quan trọng của quản lý tài chính và kế toán trong môi trường kinh doanh quốc tế hiện nay. Để hiểu rõ và thực hiện thuế GTGT một cách hiệu quả, việc học hỏi là điều không thể thiếu. Tham gia khóa học ACCA tại Sapp Academy để nâng cao kiến thức và kỹ năng cần thiết xử lý các vấn đề liên quan đến thuế GTGT hàng nhập khẩu.