Khi nói đến Huế người ta hình dung ngay tới hình ảnh cô gái mặc áo dài tím đội nón bài thơ cất lên giọng ca ngọt ngư rót mật vào lòng. “Đã đôi lần đến với Huế mộng mơ, tôi ôm ấp một tình yêu dịu ngọt, vẻ đẹp của Huế chẳng nơi nào có được, nét dịu dàng pha lẫn trầm tư…”.
IV. Kỹ sư xây dựng làm việc ở đâu? có khó xin việc không?
Một kỹ sư xây dựng ra trường sẽ có rất nhiều sự lựa chọn việc làm khác nhau. Họ có thể làm việc ở các công trường hoặc tại văn phòng.
Người làm việc tại công trường thường là các kỹ sư thi công, kỹ sư giám sát, kỹ sư trắc địa và vị trí cao nhất là chỉ huy trưởng công trình. Họ làm việc cho các công ty chuyên về xây dựng, kiến trúc, cầu đường,...; có thể là Nhà nước hoặc tư nhân.Còn những người làm việc ở văn phòng thường là người thẩm định chất lượng công trình, thiết kế và quy hoạch, kiểm toán xây dựng, tư vấn thiết kế, chuyên viên lập hồ sơ mời thầu, chuyên viên thẩm định hồ sơ thầu,...
Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng kỹ sư xây dựng ngày càng tăng cao. Theo đuổi các chuyên ngành xây dựng, bạn có thể đảm nhận rất nhiều vị trí các công việc như chuyên viên quản lý dự án, kỹ sư giám sát thi công, kỹ sư thi công, nhân viên kỹ thuật xây dựng,... Đặc biệt sinh viên học tốt nghiệp ngành xây dựng có cơ hội để ứng tuyển vào các lĩnh vực xây dựng khác nhau như cầu đường, công trình thủy,... với mức thu nhập cao.
V. Kỹ sư xây dựng học mấy năm? Con gái có nên học không?
Thời gian đào tạo kỹ sư xây dựng từ 4 đến 5 năm. Sau thời gian học, các kỹ sư tương lai sẽ phải hoàn thành đồ án tốt nghiệp cũng như có thời gian thực tập tại các công ty.
Nghề xây dựng vốn nặng nhọc, thường xuyên phải xa nhà nên thường bị gán là nghề dành cho phái mạnh. Tuy nhiên, nữ giới vẫn có thể theo ngành này nếu như thực sự đam mê. Có rất nhiều công việc văn phòng phù hợp với nữ giới trong lĩnh vực này như tư vấn xây dựng, lập hồ sơ thầu, thẩm định hồ sơ, quyết toán,... Đây đều là những sự lựa chọn rất tốt cho các bạn nữ yêu thích nghề xây dựng.
Trước hết, có thể nói công tác lập quy hoạch để định hướng phát triển đô thị là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, hiện nay đồ án điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố đến năm 2025 đã được phê duyệt. Song song đó, các đồ án quy hoạch phân khu cũng được chú trọng thực hiện, hình thành nên các khu chức năng rõ rệt như: khu Hành chính tỉnh (phường Mỹ Bình), khu Hành chính thành phố, khu Thể dục thể thao (phường Mỹ Hòa), khu Thương mại – dịch vụ (phường Mỹ Long, Mỹ Xuyên, Mỹ Phước), khu Đô thị mới Tây Sông Hậu (phường Mỹ Long, Mỹ Phước, Mỹ Quý), khu nuôi trồng thủy sản (phường Mỹ Thới, Mỹ Thạnh)…. Theo đó, việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị luôn được tập trung dồn sức, thể hiện rõ nét nhất là việc nâng cấp và mở rộng hệ thống giao thông, tạo sự kết nối liên hoàn giữa các khu vực, phá bỏ hẳn thế độc đạo gây ùn tắc giao thông như: đường Nguyễn Hoàng, đường Nguyễn Thái Học nối dài, đường Phạm Cự Lượng, đường Hùng Vương nối dài, Tỉnh lộ 943…. Bên cạnh đó, đề án nâng cấp hệ thống giao thông ngoại thành và bê tông hóa các con hẽm nội ô theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm đã tạo thuận lợi cho người dân trong việc lưu thông và vận chuyển hàng hóa.
Được sự hỗ trợ của tỉnh và trung ương, thành phố đã bắt tay ngay vào việc chỉnh trang, nâng cấp với quyết tâm tạo diện mạo mới cho đô thị. Các tuyến kè khu vực Tỉnh ủy, kè sông Long Xuyên… ngoài chức năng chống sạt lở còn tạo nên vẽ mỹ quan đặc trưng của vùng sông nước, không chỉ nhận được sự hài lòng của người dân thành phố mà còn để lại ấn tượng sâu sắc cho du khách khi đặt chân đến quê hương Bác Tôn kính mến. Nhiều công trình trọng điểm khác củng đã có những chuyển động tích cực với sự quan tâm sát sao của các ngành, các cấp như: Khu Hành chính Thành phố; khu Thể dục thể thao; dự án Cơ sở hạ tầng Tây sông Hậu; đường tránh thành phố…
Để đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, kéo giảm khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, thành phố đã chủ trương mời gọi đầu tư mở rộng đô thị theo quy chuẩn. Bên cạnh các khu dân cư vượt lũ thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia như: khu dân cư Hòa Thạnh, Hưng Thạnh, Tây Khánh... thì hàng loạt các khu đô thị mới được các doanh nghiệp đầu tư, trong đó phải nói đến là khu đô thị Sao Mai, Tiến Đạt, Thiên Lộc.... Thực hiện Chương trình Xây dựng nông thôn mới của Chính phủ, thành phố đã và đang dồn sức xây dựng xã Mỹ Hòa Hưng hoàn thành các tiêu chí vào năm 2015 và tiếp tục thực hiện ở xã Mỹ Khánh.
Trong 15 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố luôn ở mức cao, chiếm vị trí đứng đầu trong toàn tỉnh, bình quân từ 12 đến 14%. Lĩnh vực thương mại – dịch vụ chiếm tỷ trọng khá lớn, khoảng 72%. Phát huy lợi thế vốn có, thành phố đã tập trung đầu tư và mời gọi các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại – dịch vụ theo hướng hiện đại, tập trung. Chỉ trong thời gian ngắn hàng loạt hệ thống bán buôn, bán lẻ đã ra đời như: Siêu thị Co.opMart, Metro, Nguyễn Kim, Nguyễn Huệ.... tổng doanh số mỗi năm lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Ngoài ra, hệ thống các chợ truyền thống cũng được đầu tư nâng cấp, mở rộng, tạo mạng lưới phân phối hàng hóa rộng khắp toàn địa bàn với chủng loại ngày càng phong phú, đa dạng.
Ngành công nghiệp chế biến nông, thủy sản không chỉ góp phần đáng kể vào tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố mà còn giữ vai trò hỗ trợ tích cực cho ngành nông nghiệp gia tăng giá trị sản phẩm. Hiện cụm chế biến thủy sản Mỹ Quý có hàng chục doanh nghiệp đang hoạt động, đáng chú ý nhất là Công ty Nam Việt, Cửu Long, Việt An.... với sản lượng hàng trăm ngàn tấn mỗi năm. Nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá nhỏ nhưng giá trị sản phẩm luôn ở mức cao, trong đó có sự liên kết sản xuất lúa Nhật trên diện tích hàng trăm hecta giữa Công ty Angimex và Kitoku, Chương trình phát triển vùng rau an toàn trên 15 hecta đã nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng, hứa hẹn diện tích càng mở rộng trong tương lai không xa.
Lĩnh vực văn hóa, xã hội cũng có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng được nhu cầu của người dân. Việc đầu tư kiên cố hóa trường lớp là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của thành phố nhằm hoàn thành Chuẩn quốc gia trong thời gian sớm nhất (đã có 13 trường đạt chuẩn theo quy định). Nhiều Chương trình y tế Quốc gia được triển khai thực hiện, mang lại kết quả khá tốt, có 13/13 phường xã đều đạt chuẩn y tế Quốc gia từ những năm trước. Các phong trào thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ phát triển rộng khắp và được ưu tiên đầu tư nhiều bộ môn là thế mạnh của thành phố; Đài truyền thanh thành phố vừa được thành lập đã phát huy được hiệu quả, chuyển tải nhiều chủ trương, chính sách của Đảng bộ đến toàn thể cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân thành phố.
Cùng với phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng đô thị thì việc nâng cao đời sống cho người dân là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ. Tính đến nay, thu nhập bình quân đầu người là hơn 71 triệu đồng, tăng hơn 10 lần so với 15 năm trước. Đây cũng là yếu tố tác động tích cực góp phần làm giảm hộ nghèo trên địa bàn từ 6% còn 1,6% (1.085 hộ), đồng thời số hộ khá, giàu cũng tăng nhanh.
Các lĩnh vực công tác về quản lý nhà nước, cải cách hành chính, đảm bảo an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng và vận động quần chúng luôn được chú trọng, góp phần chung vào sự nghiệp phát triển thành phố mà Nghị quyết Ban chấp hành Đảng bộ thành phố trong nhiều nhiệm kỳ đã đề ra.
Trước những thành quả đáng trân trọng đó, ngày 14 tháng 04 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 474/QĐ-TTg công nhận Thành phố Long Xuyên là đô thị loại II trực thuộc tỉnh, sớm hơn kế hoạch là một năm. Đây là niềm tự hào, vinh dự của Đảng bộ và người dân thành phố, hơn bao giờ hết cả hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân tiếp tục ra sức xây dựng thành phố Bác Tôn kính yêu của chúng ta ngày càng phồn vinh, văn minh, hiện đại.
Mười lăm năm qua, có thể nói là khoảng thời gian không mấy dài so với lịch sử hình thành và phát triển thành phố, nhưng nó đã đánh dấu một bước ngoặc khá quan trọng ghi nhận sự tập trung, nỗ lực của toàn Đảng bộ và nhân dân thành phố, sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và sự hỗ trợ của các sở, ban ngành cấp tỉnh trong việc xây dựng thành phố.
Giai đoạn phát triển tiếp theo là hết sức nặng nề, song với tinh thần đoàn kết thống nhất của toàn Đảng, toàn dân thành phố tin tưởng rằng sẽ tiếp nối những thành công rạng rỡ nhằm hoàn thành mục tiêu đã đề ra là đạt Tiêu chí đô thị loại I vào năm 2020.
TRƯƠNG VĂN CHIÊM Chánh Văn phòng Thành ủy Long Xuyên
Gilimex là khu công nghiệp tổng hợp xanh, sạch, công nghệ tiên tiến, công nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp nhẹ hiện đại phù hợp quy chuẩn quốc tế, thân thiện với môi trường.
Chiều 11/11, tại thị xã Hương Thủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế và Công ty cổ phần khu công nghiệp Gilimex tổ chức lễ khởi công khu công nghiệp Gilimex tại Thừa Thiên-Huế.
Dự lễ khởi công dự án có Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Võ Văn Thưởng; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh cùng lãnh đạo các bộ, ban ngành Trung ương và địa phương.
Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Gilimex do Công ty cổ phần khu công nghiệp Gilimex là nhà đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tại Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 10/3/2021.
Dự án có quy mô hơn 460ha với tổng vốn đầu tư hơn 2.600 tỷ đồng. Dự án sẽ thu hút từ 20.000-30.000 lao động.
Phát biểu tại lễ khởi công, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế Nguyễn Văn Phương cho biết Khu công nghiệp Gilimex có lợi thế về địa kinh tế trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế-xã hội của địa phương do có vị trí địa lý nằm ở cửa ngõ phía nam của tỉnh; có hệ thống giao thông thuận lợi, nằm liền kề Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài, Quốc lộ 1A và tỉnh lộ 15, kết nối thuận tiện với tuyến cao tốc Cam Lộ-La Sơn, thuận lợi trong việc giao thương quốc tế và liên vùng là tuyến trục Bắc-Nam và Đông-Tây của miền Trung.
[Bình Phước phát triển thêm 8 khu công nghiệp tại huyện Đồng Phú]
Gilimex là khu công nghiệp tổng hợp xanh, sạch, công nghệ tiên tiến, công nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp nhẹ hiện đại phù hợp quy chuẩn quốc tế, thân thiện với môi trường.
Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế hiện có 6 khu công nghiệp với quy mô diện tích 2.400 ha.
Gilimex thuộc khu công nghiệp Phú Bài, khi hoàn thành sẽ tạo động lực phát triển vùng công nghiệp phía nam tỉnh Thừa Thiên-Huế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tỉnh trong giai đoạn tới và giải quyết nhu cầu việc làm tại địa phương.
Ông Lê Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị khu công nghiệp Gilimex, cho biết khu công nghiệp được chia làm 2 phân khu gồm A và B.
Đến nay, phân khu A đã san lấp mặt bằng được 50% và hoàn thành hạ tầng kỹ thuật 10%, dự kiến hoàn tất và bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư thứ cấp trong quý I3 năm 2022.
Sau khi hoàn tất phân khu A, Công ty cổ phần Khu công nghiệp Gilimex sẽ tiến hành ngay việc san lấp mặt bằng và đầu tư hạ tầng kỹ thuật phân khu B.
Khu công nghiệp Gilimex hướng đến thu hút các nhà đầu tư với những ngành nghề chính: sản xuất sản phẩm điện, điện tử; máy vi tính và sản phẩm quang học; sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô, phương tiện và thiết bị vận tải; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy, sản phẩm từ cao su và plastic; sản xuất, chế biến thực phẩm, đồ uống; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan; sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa, chỉnh hình và phục hồi chức năng; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác.
Công ty cổ phần khu công nghiệp Gilimex (có cổ đông sáng lập là Công ty cổ phần Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh) là nhà phát triển khu công nghiệp xanh-sạch-công nghệ hiện đại với hạ tầng đồng bộ nhằm thu hút nhà đầu tư thứ cấp trong và ngoài nước.
Tại Thừa Thiên-Huế, Công ty cổ phần Khu công nghiệp Gilimex, cam kết chú trọng vào đầu tư hạ tầng, cảnh quan và không ngừng đổi mới nhằm duy trì tính bền vững, mang lại lợi ích cao nhất cho mỗi nhà đầu tư khi lựa chọn khu công nghiệp Gilimex làm điểm đến./.