Những ngày gần đây, giá cá tra nguyên liệu hiện đã vượt mức 30.000 đồng/kg. Doanh nghiệp khó thu mua hàng, trong khi các ao nuôi lượng bán cũng không nhiều.

Bùng nổ tại thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu sang Trung Quốc tiếp tục tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, khối lượng xuất khẩu cá tra sang một số thị trường khác cũng ghi nhận tăng đáng kể như: ASEAN tăng 7%, Mexico tăng 15% và Vương quốc Anh tăng 33%. Riêng thị trường Mỹ giảm 1% về khối lượng nhập khẩu cá tra từ Việt Nam.

Theo VASEP, thị trường Trung Quốc đang phục hồi mạnh mẽ, với nhu cầu cao và giá cả ổn định. Điều này có thể tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu cá tra Việt Nam trong 6 tháng cuối năm nay.

Tháng 5/2024, khối lượng xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc đạt hơn 29.000 tấn, đây là mức cao nhất kể từ tháng 2 năm ngoái, đồng thời là mức tăng trưởng cao nhất kể từ tháng 2/2024. Mặc dù khối lượng xuất khẩu tăng, nhưng giá xuất khẩu trung bình sang thị trường này vẫn giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái, dẫn đến tổng giá trị xuất khẩu tăng trưởng âm.

Tại Mỹ, khối lượng xuất khẩu cá tra sang thị trường này trong tháng 5/2024 đạt hơn 13.000 tấn, giảm nhẹ so với tháng trước đó, trong khi giá xuất khẩu trung bình tăng 1,7% lên 2,95 USD.

Các chuyên gia VASEP nhận định, sau năm 2023 ảm đạm với kim ngạch xuất khẩu liên tục sụt giảm, xuất khẩu cá tra sang Mỹ đã dần sáng sủa hơn. Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, nửa đầu tháng 6/2024, xuất khẩu cá tra sang Mỹ đạt gần 14 triệu USD, tăng 39% so với cùng kỳ. Tính đến ngày 15/6/2024, lũy kế xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt 146 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023.

Tại EU, tháng 5/2024, khối lượng xuất khẩu cá tra sang thị trường này được đánh giá là tương đối ổn định, mặc dù giảm nhẹ xuống còn hơn 6.000 tấn.

Về thị trường ASEAN, tháng 5/2024, khối lượng xuất khẩu trong tháng 5/2024 đạt gần 9.000 tấn, đây là mức cao nhất thị trường này nhập khẩu kể từ tháng 11 năm ngoái. Khối lượng cá tra của Mexico nhập khẩu từ Việt Nam trong tháng 5/2024 tiếp tục tăng lần thứ 3 liên tiếp lên hơn 2.000 tấn, trong khi giá vẫn không ổn định và giảm 7,4% so với tháng trước xuống 2,13 USD/kg.

Tháng 5/2024, Anh nhập khẩu gần 2.000 tấn cá tra từ Việt Nam, con số này được đánh giá là ấn tượng trong 5 năm qua, trong khi đó giá xuất khẩu vẫn giảm 7,3% xuống 2,43 USD. Cuối cùng, thị trường Brazil trong tháng 5/2024 nhập khẩu hơn 2.000 tấn cá tra, gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi giá vẫn giảm 1,5% xuống 2,69 USD/kg.

Các chuyên gia VASEP dự báo, trong 6 tháng cuối năm 2024, khối lượng xuất khẩu cá tra sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu cao từ các thị trường chính như Trung Quốc và ASEAN. Tuy nhiên, giá xuất khẩu cá tra có thể vẫn sẽ ở mức thấp, do áp lực cạnh tranh và chi phí đầu vào cao. Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa thị trường và tìm kiếm các giải pháp để giảm chi phí sản xuất.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam cho biết, tính đến hết tháng 7 vừa qua, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ đạt 133,7 triệu USD, giảm 20,2% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng trong tháng 7, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này đã tăng nhẹ 4,4%.

Trong suốt 3 năm trở lại đây, Trung Quốc, Mỹ và EU vẫn là những thị trường tiềm năng và được các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam đặt nhiều kỳ vọng nhất. Do vậy, mọi động thái và diễn biến từ những thị trường này đều tác động không nhỏ tới tâm lý của các nhà xuất khẩu cá tra Việt Nam.

Xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ đã bật tăng trở lại. (Ảnh minh họa)

Trong tháng 1/2020, giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ giảm 55,3%, sau đó đã tăng 67% và 26,3% so với cùng kỳ trong 2 tháng còn lại của quý.

Đến tháng 6/2020, ít nhất 16 tiểu bang đã tạm dừng hoặc hủy các kế hoạch mở cửa lại để phòng dịch Covid-19. Điều này đã tác động lớn tới hoạt động xuất nhập khẩu cá tra sang thị trường Mỹ.

3  tháng liên tiếp từ tháng 4 - 6/2020, giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ giảm lần lượt là 20,7%; 52,1% và 31,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tháng 5/2020, Cục Kiểm dịch và An toàn thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ - USDA tuyên bố, do ảnh hưởng dịch bệnh nên các nhà hàng và quán ăn trên khắp nước Mỹ phải đóng cửa. Cơ quan này đã quyết định ban hành quy định nới lỏng quy tắc dán nhãn có hiệu lực trong 60 ngày đối với các sản phẩm thịt, gia cầm, sản phẩm thủy sản.

Tuy vậy, sự thay đổi đó không tác động nhiều đến các doanh nghiệp nhập khẩu và họ đã tiến hành kiểm kê lượng tồn kho cá tra tương đối chặt chẽ và duy trì việc dán nhãn tương tự cho cả dịch vụ thực phẩm và bán lẻ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, giá cá tra nguyên liệu tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong tháng 11/2022 nhìn chung trong mặt bằng 30.000 đồng/kg cho cá cỡ từ 800g-1kg. Các công ty lớn chủ yếu bắt cá trong hệ thống nhà cho các hợp đồng đã ký, ít giao dịch mới. Giá cá tra giống cỡ 28-35 con/kg tại hầu hết các địa phương thuộc ĐBSCL và Đông Nam Bộ tăng 5.000-6.000 đồng/kg so với tháng trước lên mức 37.000 – 39.000 đồng/kg.

Các hộ nuôi và doanh nghiệp tìm mua giống trong khi nguồn giống cỡ lớn khoảng 30 con/kg còn tương đối ít, đẩy giá thị trường tăng. Tăng trưởng xuất khẩu cá tra chậm lại, những tín hiệu thị trường không còn được tích cực như giai đoạn nửa đầu năm. Lạm phát khiến nhu cầu giảm dần qua từng tháng, nhất là tại các thị trường Mỹ, EU, Anh, thậm chí ở cả các thị trường vốn có lợi thế về thuế quan CPTPP hoặc lợi thế về địa lý.

Xuất khẩu cá tra trong tháng 11/2022 ước đạt 139 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu trong 11 tháng năm 2022 lên 2.187 triệu USD, tăng 61,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Đối với mặt hàng tôm, giá tôm nguyên liệu cỡ lớn tại ĐBSCL trong tháng 11/2022 nhích nhẹ sau khi giảm vào cuối tháng trước, các nhà máy chế biến mua hàng chậm trong bối cảnh nguồn cung thấp. Tại Bạc Liêu, giá trung bình tôm sú ướp đá cỡ lớn 20 và 30 con/kg hiện ở mức 300.000 đồng/kg và 240.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng/kg so với cuối tháng 10. Giá tôm thẻ ướp đá cỡ 40, 60, 70 con/kg lần lượt ở mức 130.000 đồng/kg, 105.000 đồng/kg, 100.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg so với cuối tháng trước.

Giá trị xuất khẩu tôm trong tháng 11/2022 ước đạt 321 triệu USD. Lũy kế 11 tháng năm 2022, giá trị xuất khẩu tôm ước đạt 3.840 triệu USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Bộ NN&PTNT, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 11 năm 2022 ước đạt 750 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu thủy sản 11 tháng năm 2022 đạt 10,14 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2021. Hoa Kỳ, Nhật Bản, và Trung Quốc là 3 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong 10 tháng năm 2022, chiếm 50% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.

Trong 10 tháng năm 2022, giá trị xuất khẩu thủy sản tăng tại tất cả các thị trường. Trong đó, thị trường có giá trị xuất khẩu thủy sản tăng mạnh nhất là Trung Quốc (tăng 82,1%).

Về nhập khẩu, ước giá trị nhập khẩu mặt hàng thủy sản tháng 11 năm 2022 đạt 230 triệu USD, đưa tổng giá trị thủy sản nhập khẩu 11 tháng năm 2022 đạt 2,5 tỷ USD, tăng 39,7% so với cùng kỳ năm 2021. Nguồn nhập khẩu thủy sản trong 10 tháng  năm 2022 chủ yếu từ Ấn Độ (chiếm tỷ trọng 13,9%), In-đô-nê-xi-a (10,1%) và Na Uy (9%). So với cùng kỳ năm 2021, giá trị nhập khẩu thủy sản của Việt Nam trong 10 tháng năm 2022 từ Ấn Độ tăng 18,7%, In-đô-nê-xi-a (tăng100,7%) và Na Uy (tăng 10,9%)./.