Thủ đô Seoul là trái tim của Hàn Quốc và là nơi đặt chân của nhiều du khách, học sinh sinh viên Việt Nam. Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến xứ Hàn, chắc chắn bạn sẽ bỡ ngỡ với sự chênh lệch giữa giờ Seoul so với Việt Nam.
Những khó khăn dễ gặp phải khi bị lệch múi giờ
Tuy không có sự chênh lệch nhiều giữa múi giờ Seoul so với Việt Nam nhưng nhiều người Việt đến Seoul lần đầu vẫn gặp khá nhiều khó khăn về vấn đề thời gian và giờ giấc như:
Mất ngủ, cả đêm trằn trọc ngủ không ngon giấc là tình trạng nhiều người gặp phải do cơ thể chưa thích ứng được với sự thay đổi giờ giấc sinh hoạt. Có thể ở Việt Nam 10h tối bạn đi ngủ nhưng sang Seoul thì thời gian sẽ bị đẩy lùi thành 12 giờ khuya. Để khắc phục tình trạng này bạn nên tập thói quen ngủ sớm trước 1 – 2 tiếng để có giấc ngủ ngon khi tới Seoul nhé.
Bạn háo hức đến Seoul sẽ được thưởng thức nhiều món ngon nhưng thực tế lại ăn không ngon, thậm chí là chán ăn. Nguyên nhân không phải do đồ ăn không hợp khẩu vị mà do giờ ăn quá sớm hoặc quá muộn so với cái “bao tử” của bạn. Ví dụ giờ ăn trưa ở Hàn Quốc là 11 – 12 giờ trưa nhưng ở Việt Nam mới chỉ 9 – 10 giờ sáng. Theo thói quen cơ thể của bạn chưa muốn tiếp nhận thức ăn vào lúc này gây nên cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng.
Thay đổi múi giờ có thể gây tình trạng mất ngủ, chán ăn
Nếu tình trạng “ăn không ngon ngủ không yên” kéo dài sẽ gây ảnh hưởng lớn với sức khỏe của bạn. Nhiều trường hợp còn bị suy nhược cơ thể, đau đầu chóng mặt hoặc mắc các bệnh về tiêu hóa. Do vậy, bạn không được chủ quan và nên nhờ tới sự giúp đỡ của bác sĩ trong trường hợp cần thiết nhé!
Ở Việt Nam, học sinh, người đi làm thường phải dậy rất sớm để chuẩn bị cho kịp giờ vào học, vào làm. Nhưng ở Seoul, Hàn Quốc, giờ đi học và làm việc khá muộn, thường bắt đầu từ 8 – 9 giờ sáng. Điều này rất thích hợp với những người thích ngủ nướng, thế nhưng cũng có không ít người gặp trường hợp “dở khóc dở cười” khi đi làm, đi học quá sớm vì quen với giờ ở Việt Nam.
Với những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đã biết giờ Seoul so với Việt Nam khác nhau thế nào rồi đúng không? Nếu bạn có dự định đi xuất khẩu Hàn Quốc mà chưa biết làm thủ tục thế nào, hoặc cần xin visa Hàn Quốc hãy liên hệ ANB Việt Nam để được tư vấn xuất khẩu lao động miễn phí và hỗ trợ các thủ tục xin visa nhé!
Tình trạng khan hiếm một số mặt hàng thực phẩm thiết yếu, trong đó đáng chú ý nhất là gạo đang xảy ra tại Nhật Bản. Tại các siêu thị lớn như Life, Frente và một số cửa hàng gạo ở Tokyo, hầu hết các kệ hàng bán gạo và mì ăn liền đều trống hoàn toàn.
“Giờ mọi người ai cũng đi tìm mua gạo ở siêu thị mà hầu như là gian hàng nào cũng cháy. Có siêu thị còn gạo thì cũng chỉ quy định mỗi người được mua 1 bao, với giá thì tăng 10-20%”, một công dân Việt Nam đang sinh sống tại Nagahama, Shiga, Nhật Bản chia sẻ với phóng viên.
Các kho dự trữ gạo trên thị trường Nhật Bản liên tục giảm và ở mức thấp kỷ lục
Ngày 30/7, Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cho biết lượng gạo tồn kho của khu vực tư nhân tại nước này đã giảm xuống còn 1,56 triệu tấn vào tháng 6, mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu thu thập dữ liệu so sánh vào năm 1999 và giảm khoảng 20% so với năm trước.
Tình trạng hết gạo xảy ra tại nhiều cửa hàng, siêu thị ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: TTXVN
Tại các siêu thị, mỗi người dân chỉ được mua lượng gạo nhất định, thường giới hạn 1-2 bao, giá cũng tăng mạnh. Trao đổi với phóng viên Doanhnhanvn.vn, chị Mã Thị Thuyên, công dân Việt Nam đang sinh sống tại Nagahama, Shiga, Nhật Bản cho biết: “Bên này đang cháy hàng gạo, nhất là các khu trung tâm Tokyo, Osaka, Kobe… và nhiều nơi khác. Giờ mọi người ai cũng đi tìm mua gạo ở siêu thị mà hầu như gian hàng nào cũng không còn. Có siêu thị còn gạo thì cũng quy định mỗi người chỉ được mua 1 bao. Với giá thì tăng 10-20%, thậm chí 50%”.
“Nếu quy đổi sang VND, trước giá 1 bao gạo 5kg khoảng 274.000 đồng, còn hiện tại tăng lên khoảng 531.000 đồng”, chị Thuyên cho hay.
Hiệp hội bán lẻ gạo Nhật Bản (JRRA) cho biết, nhiệt độ cao của năm ngoái đã làm giảm chất lượng và giảm năng suất trồng lúa gạo. Điều đó có nghĩa là lượng gạo làm lương thực chính sẽ khan hiếm hơn.
Theo Bộ Nông nghiệp Nhật Bản, nguyên nhân là do hoạt động thu hoạch lúa gạo năm 2023 bị ảnh hưởng và lượng khách du lịch nước ngoài đổ xô đến Nhật Bản khiến nhu cầu tăng mạnh.
Cũng theo Bộ này, lượng gạo tồn kho của khu vực tư nhân đã giảm xuống còn 1,56 triệu tấn vào tháng 6, giảm 20% so với cùng kỳ năm trước và là mức thấp nhất kể từ năm 1999. Hầu hết lượng gạo thu hoạch trong năm nay vẫn chưa được đưa ra thị trường và lượng gạo tồn kho năm ngoái đã giảm xuống mức dự trữ tối thiểu, cả hai yếu tố này đều góp phần dẫn tới tình trạng thiếu hụt hiện nay.
Vụ thu hoạch lúa năm nay cũng đang được dự báo sẽ chịu ảnh hưởng bởi thời tiết nắng nóng, ít nhiều sẽ tác động tới các nhà sản xuất và người tiêu dùng. Thị trường gạo tại Nhật Bản có thể lại phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung sớm hơn dự kiến trong năm tới và xu hướng tăng giá gạo được dự báo sẽ còn tiếp tục.
Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp và Thủy sản Nhật Bản dự báo, tình trạng thiếu gạo sẽ được giảm bớt vào tháng 9 khi các vụ mùa mới được thu hoạch. Tình trạng này sẽ chấm dứt vào tháng 10 và tháng 11.
Gạo Việt Nam vẫn chưa hiện diện nhiều tại thị trường Nhật Bản
Theo số liệu từ Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), nhập khẩu gạo của Nhật Bản trong năm 2023 đạt mức kỷ lục 708.975 tấn, tăng 5,9% so với năm 2022. Còn trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt 368.434 tấn, giảm 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các thị trường cung cấp chính gồm Mỹ với 174.066 tấn, tăng 88,7%; Thái Lan 158.281 tấn, giảm 31,2%; Australia 17.880 tấn, giảm 27,4%... Việt Nam đứng thứ 8 về xuất khẩu gạo vào Nhật Bản trong nửa đầu năm nay với khối lượng đạt 707 tấn, chỉ chiếm 0,2% tổng nhập khẩu gạo của nước này, nhưng so với cùng kỳ năm ngoái tăng tới 378%.
Vào đầu tháng 7/2022, lần đầu tiên 100 tấn gạo ST25 Việt Nam được quảng bá, bày bán chính thức tại các siêu thị, cửa hàng tại thị trường Nhật Bản. Sự kiện này đã mở ra cơ hội cho gạo Việt Nam để gia nhập vào thị trường khó tính này.
Tuy nhiên, gạo Việt Nam vào Nhật Bản cũng sẽ gặp nhiều thách thức không nhỏ. Bởi trong xu hướng tự do hóa thương mại diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, Nhật Bản vẫn là nước có sự bảo hộ ở mức cao đối với nền nông nghiệp nội địa.
Gạo cũng là mặt hàng nhạy cảm mà Nhật Bản muốn bảo hộ và đưa ra khỏi danh sách đàm phán cắt giảm thuế quan trong các Hiệp định thương mại tự do.
Do vậy, trong các FTA mà Việt Nam và Nhật Bản là thành viên (gồm các Hiệp định AJCEP, VJEPA, CPTPP, RCEP), Nhật Bản không có cam kết ưu đãi đặc biệt nào cho gạo nhập khẩu từ Việt Nam.
Gạo Việt Nam muốn xuất khẩu sang Nhật Bản phải tham gia vào các gói đấu thầu quốc tế (theo các cơ chế tiếp cận thị trường thông thường - OMA, hoặc cơ chế mua bán song song - SBS).
Nên trong những năm gần đây gạo Việt Nam vào thị trường Nhật chủ yếu qua đường phi mậu dịch với số lượng không đáng kể và chủ yếu dùng làm nguyên liệu chế biến các thực phẩm khác như bánh, tương miso... mà không có gạo Việt Nam trên thị trường Nhật Bản.
Chia sẻ với phóng viên, kỹ sư Nguyễn Thanh Nhị, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ An Đình (chủ thương hiệu gạo An Đình) cho hay, Nhật Bản là quốc gia có hàng rào nhập khẩu gạo khá ngặt nghèo, bởi việc kiểm soát lượng thuốc bảo vệ thực vật, các vấn đề về quy chuẩn, vùng trồng. Do đó lượng gạo của Việt Nam xuất sang thị trường này còn hạn chế.
“Để xuất được gạo sang Nhật Bản, doanh nghiệp phải có uy tín. Bởi lẽ nếu kiểm tra gạo có vấn đề, bên Nhật sẽ lập tức huỷ hoặc trả lại hàng. Trên thực tế có rất nhiều lô hàng của Thái Lan, Mỹ gặp tình trạng tương tự. Nên dù giá có tốt, doanh nghiệp vẫn phải có đủ tự tin, xuất phát từ việc phải kiểm tra kỹ.
Ví dụ như phải thông qua một công ty kiểm định ở nước ngoài của Nhật. Họ kiểm tra rất kỹ từng bao gạo. Cụ thể, trong lô 10.000 bao, họ sẽ lấy mỗi bao một thìa gạo, cho vào một chậu, niêm phong mẫu đó và gửi sang Nhật để kiểm tra. Khi đã được “pass” (thông qua - PV) thì lô hàng đó mới được xuất khẩu”.
Tuy nhiên, đại diện doanh nghiệp chia sẻ, cơ hội để tăng tốc xuất khẩu trong lần này không quá rõ ràng, bởi Nhật Bản vẫn là quốc gia “khó tính”, các điều kiện phi thuế quan rất khắt khe, các chỉ tiêu kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng… Đồng thời, sản lượng nhập khẩu cũng đã được thiết lập trong các quy chế, do đó để tăng sản lượng xuất khẩu vẫn cần thêm thời gian.
“Đây là một cơ hội, nhưng Việt Nam muốn vào được thì cần phải thay đổi nhiều. Còn hiện tại nếu họ thiếu thì sẽ nhập của Mỹ, Thái Lan…”, đại diện doanh nghiệp nói.
Trong một góc nhìn khác, PGS TS Nguyễn Thường Lạng, Giảng viên cao cấp Trường Đại học Kinh tế quốc dân nhận định: “Với tình huống này có thể Nhật Bản đang có nhu cầu cao trong nhập khẩu gạo. Tuy nhiên, quốc gia này không công bố lượng gạo dự trữ cho nên sự khan hiếm đó cần được xác minh đầy đủ và tin cậy.
Nhật Bản còn có nhiều đồng minh quan trọng có khả năng hỗ trợ hiệu quả như: Mỹ, nơi có nguồn lương thực hùng hậu. Hơn nữa, nhiều quốc gia cũng có khả năng xuất khẩu gạo ngoài Việt Nam. Do đó, thị trường này cũng có nhiều lựa chọn nguồn gạo cung ứng. Đây cũng có thể là cách thức để Nhật không vội vàng nhập khẩu nhiều gạo từ một thị trường, giúp duy trì vị thế đàm phán mặc dù đang ở thế bất lợi.
Việt Nam cần coi trọng xúc tiến xuất khẩu gạo sang thị trường này với loại chất lượng cao nhất, giá đắt nhất. Đồng thời nên tìm hiểu thật kỹ nhu cầu nhập khẩu gạo của đối tác để đáp ứng với nhiều hàng rào kỹ thuật, vệ sinh kiểm dịch khắt khe. Ngoài ra, chúng ta nên quảng bá quy trình sản xuất gạo và tìm đối tác nhập khẩu tại Nhật Bản để tham vấn tiêu chuẩn cẩn thận, chủ động, tích cực nhằm nắm bắt cơ hội xuất khẩu gạo theo tiêu chuẩn xanh, bền vững, hữu cơ, dinh dưỡng và đặt dưới sự kiểm soát của đối tác để giao thương thành công”.
“Đây thực sự là cơ hội rất lớn cho ngành gạo Việt Nam phát triển ngoài mức kỳ vọng, do đó cần khai thác triệt để, mạnh mẽ”, vị chuyên gia nhấn mạnh.
https://doanhnhanvn.vn/nhat-ban-lo-khan-hiem-gao-bao-gio-gao-viet-nam-co-cho-dung-tai-thi-truong-nay.html