(PLO)- Từ ngày 1-7-2023, mức lương cơ sở tăng thì lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cũng sẽ tăng theo.

Lương hưu có tiếp tục tăng vào 01/7/2025?

Việc tăng lương hưu đã phần nào cải thiện thu nhập cho người nghỉ hưu. Và từ thời điểm 01/7/2025 có tiếp tục tăng lương hưu nữa không cũng là vấn đề đặc biệt được quan tâm.

Về điều này, Luật Bảo hiểm xã hội 2024, cụ thể theo Điều 67 và khoản 2 Điều 99 thì từ 01/7/2025 sẽ tiếp tục thực hiện điều chỉnh lương hưu cho người lao động, cụ thể quy định như sau:

1. Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ BHXH.

2. Điều chỉnh mức tăng lương hưu thỏa đáng đối với đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 bảo đảm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.

3. Chính phủ quy định thời điểm, đối tượng, mức điều chỉnh lương hưu quy định tại Điều này.

Còn theo khoản 2 Điều 99 thì việc điều chỉnh lương hưu cho người tham gia BHXH tự nguyện cũng được thực hiện theo quy định tại Điều 67 nêu trên.

Như vậy, từ 01/7/2025, lương hưu sẽ được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp ngân sách Nhà nước cũng như quỹ BHXH. Nhưng mức điều chỉnh cụ thể, thời điểm điều chỉnh... sẽ do Chính phủ quy định.

Bên cạnh đó, các đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 cũng sẽ được điều chỉnh mức tăng lương hưu thỏa đáng bảo đảm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.

Trước đó, theo Nghị định 75/2024/NĐ-CP, từ ngày 01/7/2024, điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) và trợ cấp hằng tháng của tháng 6/2024.

Đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng theo quy định, sau khi điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng, có mức hưởng thấp hơn 3.500.000 đồng/tháng thì được điều chỉnh tăng thêm như sau:

- Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng: Đối với những người có mức hưởng dưới 3.200.000 đồng/người/tháng;

- Tăng lên bằng 3.500.000 đồng/người/tháng: Đối với những người có mức hưởng từ 3.200.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.500.000 đồng/người/tháng.

Mức lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng sau khi điều chỉnh theo quy định nêu trên là căn cứ để tính điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng ở những lần điều chỉnh tiếp theo.

Thông tin lương hưu có tiếp tục tăng vào 01/7/2025 hay không được nhiều người quan tâm (Ảnh minh họa)

Tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường năm 2025

Được quy định tại Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP. Theo đó, từ ngày 01/01/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ.

Cứ mỗi năm sau đó tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035. Như vậy, năm 2025, tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường của người lao động là: - Lao động nam: 61 tuổi 3 tháng - Lao động nữ: 56 tuổi 8 tháng.

Mức hưởng lương hưu hằng tháng từ 01/7/2025

Đối với người tham gia BHXH bắt buộc:

Theo Điều 66 Luật BHXH 2024 quy định mức lương hưu hằng tháng đối với người tham gia BHXH bắt buộc như sau:

- Bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 15 năm đóng BHXH

- Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%;

- Bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 20 năm đóng BHXH.

- Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%

Nếu lao động nam có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm thì mức lương hưu hằng tháng bằng 40% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%.

Đối với người lao động thuộc một số nghề, công việc đặc biệt đặc thù trong lực lượng vũ trang nhân dân thì mức lương hưu hằng tháng do Chính phủ quy định. Nguồn kinh phí thực hiện từ ngân sách nhà nước.

- Mức lương hưu hằng tháng được tính như như bảng trên, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi dưới 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu, từ đủ 06 tháng đến dưới 12 tháng thì giảm 1%.

Đối với người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu có thời gian đóng BHXH theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên nhưng có thời gian đóng BHXH ở Việt Nam dưới 15 năm thì mỗi năm đóng trong thời gian này được tính bằng 2,25% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.

Mức lương hưu hằng tháng đối với người tham gia BHXH tự nguyện:

- Mức lương hưu hằng tháng của người tham gia BHXH tự nguyện theo Điều 99 Luật BHXH như sau:

Bằng 45% mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 15 năm đóng BHXH.

- Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%;

- Bằng 45% mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 20 năm đóng BHXH

- Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

Trường hợp dưới đây mức lương hưu hàng tháng được tính như người lao động tham gia BHXH bắt buộc

- Lao động nam có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm

- Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu có thời gian đóng BHXH theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên nhưng có thời gian đóng BHXH ở Việt Nam dưới 15 năm

Trên đây là thông tin lương hưu có tiếp tục tăng vào 01/7/2025?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng bao gồm: Trợ cấp hưu trí xã hội; bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện; bảo hiểm hưu trí bổ sung để hướng tới bao phủ toàn dân.

Trong đó, trợ cấp hưu trí xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 (có hiệu lực từ 1/7/2025) là loại hình bảo hiểm xã hội do ngân sách Nhà nước bảo đảm, được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển một phần từ quy định về trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi.

Cụ thể, Luật quy định độ tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội thấp hơn 5 tuổi so với tuổi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi hiện hành (80 tuổi).

Căn cứ Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2025), công dân Việt Nam được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội khi có đủ các điều kiện sau đây: Từ đủ 75 tuổi trở lên; không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trừ trường hợp khác theo quy định của Chính phủ; có văn bản đề nghị hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.

Công dân Việt Nam từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và đáp ứng đủ điều kiện thì được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.

Mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng do Chính phủ quy định, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, và khả năng của ngân sách Nhà nước từng thời kỳ.

Định kỳ 3 năm, Chính phủ thực hiện rà soát, xem xét việc điều chỉnh mức trợ cấp hưu trí xã hội. Tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng cân đối ngân sách, huy động các nguồn lực xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định hỗ trợ thêm cho người hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.

Đáng chú ý, người vừa đủ điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, vừa thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng, thì được hưởng chế độ trợ cấp cao hơn.

Trong thời gian hưởng trợ cấp hưu trí, họ được ngân sách Nhà nước đóng bảo hiểm y tế. Khi chết thì tổ chức, cá nhân lo mai táng được nhận hỗ trợ chi phí mai táng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi.

Luật cũng quy định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội trên cơ sở đề nghị của Chính phủ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, và khả năng của ngân sách Nhà nước từng thời kỳ.

Khi có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, riêng chính sách này sẽ có hơn 1,2 triệu người cao tuổi được thụ hưởng trợ cấp. Dự kiến ngân sách sẽ chi 4.000-5.000 tỷ đồng mỗi giai đoạn.

Như vậy, so với Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, trợ cấp hưu trí xã hội là chính sách mới của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, để hỗ trợ cho người cao tuổi không đủ điều kiện hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, nhằm góp phần bảo đảm tốt vấn đề an sinh xã hội.