Ngày nay, Ngành chế biến thực phẩm là ngành thuộc lĩnh vực kỹ thuật — chế biến đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội vì được ứng dụng rộng rãi nhất trong cuộc sống và được nhiều học sinh, sinh viên quan tâm. Tuy nhiên, không phải bạn nào cũng có thể biết rõ ngành chế biến thực phẩm là gì, tính chất của ngành ra sao? Học ngành chế biến thực phẩm thì học những gì và cơ hội nghề nghiệp ra sao?
Định nghĩa về Ngành chế biến thực phẩm
Ngành chế biến thực phẩm được hiểu một cách đơn giản là ngành chuyên nghiên cứu về lĩnh vực chế biến và bảo quản nông sản; kiểm tra định kỳ và ghi nhận đánh giá chất lượng nông phẩm trong quá trình chế biến; nghiên cứu phát triển giống và sản phẩm mới, tổ chức vận hành dây chuyền sản xuất và bảo quản, nghiên cứu tạo ra nguyên liệu mới …
Ứng dụng của Ngành chế biến thực phẩm là vô cùng đa dạng, bởi vì tất cả những gì liên quan đến thực phẩm, thức uống, an toàn thực phẩm đều có thể ứng dụng kiến thức của ngành học này.
Theo học Ngành chế biến thực phẩm, bạn sẽ được đào tạo kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu về vệ sinh an toàn thực phẩm; hóa học, sinh học và nguyên liệu chế biến; phương pháp chế biến thực phẩm, món ăn… nhằm tối ưu hóa dinh dưỡng và an toàn vệ sinh trong việc phục vụ nhu cầu ăn uống của xã hội.
Ngoài ra, bạn sẽ còn được học lên chuyên sâu về kỹ năng chế biến các loại thực phẩm như thịt, cá, thủy sản, chế biến đông lạnh thực phẩm, chế biến bảo quản và chế biến lương thực, chế biến chế biến đồ uống, đường và chế biến chế biến sữa và các chất béo…
Cơ hội nghề nghiệp của ngành chế biến thực phẩm rất đa dạng
Vậy theo học ngành Chế biến thực phẩm chúng ta có thể làm việc ở đâu? Đây là câu hỏi lớn trong ngành mà bất cứ ai theo học cũng đều quan tâm hàng đầu. Sau khi hoàn thành khóa học kỹ thuật chế biến thực phẩm, bạn có thể làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm (chế biến thịt, sữa, cá, cà phê, chè, đồ hộp…) trong các phòng chuyên môn của công ty.
Hoặc làm việc trong các công ty liên quan đến lương thực thực phẩm, các viện nghiên cứu, hoặc làm cán bộ kỹ thuật trong lĩnh vực chế biến món ăn, bảo quản và nâng cao chất lượng nông phẩm phục vụ nhu cầu lương thực trong nước hoặc xuất khẩu. Bạn cũng có thể trở thành chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cho cộng đồng, chuyên gia an toàn vệ sinh thực phẩm tại các trung tâm dinh dưỡng, trung tâm y tế và trung tâm y tế dự phòng…
[penci_related_posts dis_pview=”no” dis_pdate=”no” title=”Bài viết nên đọc” background=”” border=”” thumbright=”no” number=”4″ style=”list” align=”none” withids=”” displayby=”cat” orderby=”random”]
Hiện nay, Ngành chế biến thực phẩm là một trong các nhóm ngành được ưu tiên phát triển. Rất nhiều các công ty chế biến lương thực, thực phẩm, thủy hải sản, các trung tâm nghiên cứu và phát triển giống cây trồng, viện nghiên cứu thực phẩm, cơ quan bảo vệ an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo quản và chế biến rau củ quả, nước giải khát; công ty chuyên cung cấp phụ gia, hóa chất …
Đặc biệt tại những thị trường xuất khẩu lao động sôi động và hấp dẫn như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, … cũng rất cần nguồn nhân lực trong Ngành chế biến thực phẩm. Vì vậy, đây là cơ hội rất rất lớn cho những bạn đã và đang theo học ngành này.
Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có được kiến thức về ngành cũng như tự trang bị cho mình các kiến thức, kỹ năng để theo đuổi đúng đam mê và làm chủ tương lai của mình!
Hiện nay, ngành Kỹ thuật thực phẩm là ngành được đánh giá là ngành phát triển trong tương lai và được nhiều bạn trẻ theo học. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về ngành học đầy tiềm năng này.
Nếu đây là ngành học bạn đang quan tâm thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Hướng nghiệp GPO nhé!
1. Giới thiệu chung về ngành Kỹ thuật thực phẩm
Kỹ thuật thực phẩm (Mã ngành: 7540102) là ngành có khả năng giải quyết được những vấn đề liên quan đến quá trình sản xuất thực phẩm tại các cơ cớ kinh doanh thực phẩm, chế biến thực phẩm, các cơ sở nghiên cứu trong lĩnh vực thực phẩm.
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật thực phẩmnhằm trang bị cho sinh viên có phẩm chất chính trị tốt, chuyên môn sâu, góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Kỹ sư ngành Kỹ thuật thực phẩm có khả năng giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong sản xuất, có năng lực tham gia nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thiết kế và lập dự án phát triển sản xuất.
Theo học ngành Kỹ thuật thực phẩm, sau khi ra trường, sinh viên có thể đảm nhiệm công tác tại các cơ sở bảo quản, chế biến, kinh doanh thực phẩm, các cơ quan kiểm tra chất lượng và an toàn thực phẩm, các cơ sở nghiên cứu tư vấn trong lĩnh vực thực phẩm, các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.
2. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật thực phẩm
3. Các khối xét tuyển ngành Kỹ thuật thực phẩm
4. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật thực phẩm
Lý luận chính trị + Pháp luật đại cương
Lý luận thể dục thể thao (bắt buộc)
Giáo dục Quốc phòng - An ninh (165 tiết)
QS chung và chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK (CKC)
Khối kiến thức Toán và Khoa học cơ bản
Xác suất thống kê và qui hoạch thực nghiệm
Kỹ thuật đo lường và lý thuyết điều khiển tự động trong CNTP
Quản lý chất lượng trong công nghiệp thực phẩm
Đồ án I – Quá trình và thiết bị CNTP
Thí nghiệm vi sinh vật thực phẩm
Phương pháp đánh giá chất lượng thực phẩm
Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp
Tư duy công nghệ và thiết kế kỹ thuật
Technical Writing and Presentation
Tự chọn theo định hướng ứng dụng (chọn theo mô đun)
Enzym trong công nghệ thực phẩm
Quản lý chất thải trong công nghiệp thực phẩm
Kỹ thuật phân tích cảm quan thực phẩm
Kiểm soát vi sinh vật trong Thực phẩm
Kỹ thuật phân tích cảm quan thực phẩm
Phân tích thành phần lý hóa thực phẩm
Hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng thực phẩm
Thống kê ứng dụng trong Công nghệ Thực phẩm
Đồ án Chuyên ngành Quản lý chất lượng
Mô đun 3: Quá trình và thiết bị Công nghệ thực phẩm
Máy và thiết bị chế biến thực phẩm
Điều khiển tự động các quá trình công nghệ thực phẩm
Thực tập kỹ thuật và Đồ án tốt nghiệp Cử nhân
5. Cơ hội nghề nghiệp ngành Kỹ thuật thực phẩm sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật thực phẩm có khả năng làm việc trong các lĩnh vực như phân tích thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, công nghệ sản xuất bia rượu - nước giải khát, chế biến đồ uống thực phẩm... Cụ thể:
Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Kỹ thuật thực phẩm. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực công nghiệp chế biến thủy sản và nông sản, công nghệ thực phẩm đang là một ngành học hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Vậy ngành Công nghệ thực phẩm là gì? Triển vọng việc làm như thế nào?
Thị trường lao động tiềm năng của ngành Công nghệ thực phẩm
Với thị trường quy mô hơn 96 triệu dân, trong bối cảnh thu nhập đầu người tăng lên, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn các thực phẩm sạch, có nguồn gốc hữu cơ và thân thiện với môi trường, và sẵn sàng chi trả khoản tiền cao hơn để đảm bảo cho sức khỏe.
Theo Vietnam Report, Việt Nam là một trong những thị trường có sức tiêu thụ thực phẩm – đồ uống rất tiềm năng, chiếm tỷ lệ cao nhất (35%) trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng, đạt 15% GDP và có xu hướng tăng lên trong thời gian tới.
Trong khi đó, với thế mạnh về nguồn nguyên liệu phong phú đặc sắc về các nhóm hàng nông sản chủ lực như gạo, cà phê, rau quả cùng nhiều chính sách ưu đãi và môi trường kinh doanh thuận lợi, Việt Nam đang trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn đối với hoạt động đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm.
Bên cạnh đó, việc Hiệp định Thương mại tự do EU- Việt Nam (EVFTA) được thông qua vào đầu tháng 2/2020 tiếp tục mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm thâm nhập vào các thị trường tiềm năng tại nước ngoài.
Công nghệ chế biến thực phẩm được Chính phủ lựa chọn là một trong những nhóm ngành công nghiệp chính ưu tiên phát triển trong giai đoạn 2025, tầm nhìn 2035.
Do đó, công nghệ thực phẩm đang là một ngành học hấp dẫn với triển vọng việc làm rộng mở tại các doanh nghiệp nội địa lẫn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Ngành Công nghệ thực phẩm học gì và được đào tạo ra sao?
Công nghệ thực phẩm trang bị cho người học những kiến thức về bảo quản, chế biến, đánh giá, kiểm định chất lượng sản phẩm, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới; vận hành dây chuyền sản xuất.
Ngành học này đào tạo ra đội ngũ kỹ thuật viên, chuyên gia và các nhà nghiên cứu, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị sản phẩm, đồng thời là nguồn nhân lực cốt lõi trong các doanh nghiệp chế biến thực phẩm.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, những đòi hỏi về chất lượng nguồn nhân lực cho ngành này ngày càng nâng cao, trong đó có nhu cầu gia tăng về nhân lực chất lượng cao.
Nắm bắt được xu hướng đó, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH, Đại học Việt Pháp) xây dựng chương trình Khoa học và Công nghệ thực phẩm theo chuẩn quốc tế, trang bị cho sinh viên những kiến thức cập nhật, đón đầu xu hướng nền công nghiệp chế biến thực phẩm thế giới.
Các môn học tập trung vào 3 mảng chính: công nghệ chế biến thực phẩm, an toàn chất lượng thực phẩm và quản lý đổi mới công nghệ thực phẩm.
Sinh viên được học lý thuyết gắn liền với thực hành trong phòng thí nghiệm hiện đại, cũng như tích lũy kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng chuyên môn thông qua các chuyến đi trải nghiệm thực tế tại các nhà máy, khu công nghiệp; các dự án nghiên cứu và kỳ thực tập từ 3-6 tháng trong nước và các nước có nền công nghệ chế biến thực phẩm phát triển như Pháp, Nhật Bản, Thái Lan,..
Với chương trình giảng dạy 100% bằng tiếng Anh, sinh viên được trau dồi kỹ năng ngoại ngữ chuyên môn và giao tiếp thành thạo, bên cạnh các kỹ năng mềm như thuyết trình, làm việc nhóm, quản lý dự án… để sẵn sàng gia nhập môi trường làm việc quốc tế trong và ngoài nước.
Cơ hội nghề nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm?
Tốt nghiệp ngành Khoa học và Công nghệ thực phẩm, sinh viên có thể làm ở các vị trí:
Ngành Công nghệ thực phẩm phù hợp với các bạn học sinh yêu thích thực phẩm và có kiến thức tốt các môn Hóa, Sinh.
USTH tuyển sinh ngành Khoa học và Công nghệ thực phẩm 2 hình thức: Tuyển sinh trực tiếp (Xét học bạ THPT và Phỏng vấn) và Tuyển sinh qua cổng thông tin của Bộ GD&ĐT ( Mã trường: KCN, Mã ngành: 7540101. Ngoài ra, USTH có chính sách tuyển thẳng đối với thí sinh có điểm trung bình các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin từ 8.5 trở lên.