Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, Tết năm mới hay chỉ đơn giản: Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam.
phương án nghỉ Tết Nguyên Đán 2024 đối với người lao động ra sao?
Ngày 22/11, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo về lịch nghỉ tết Nguyên đán Giáp Thìn và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Tại Công văn 8662/VPCP-KGVX năm 2023 về nghỉ Tết Nguyên đán và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 do Văn phòng Chính phủ ban hành Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có ý kiến đồng ý với đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc nghỉ Tết Nguyên đán từ ngày 08 tháng 02 năm 2024 đến hết ngày 14 tháng 02 năm 2024.
Theo đó, tại Thông báo 5015/TB-LĐTBXH năm 2023 về nghỉ tết Nguyên đán và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã nêu ra đối với người lao động không thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (người lao động khu vực tư), người sử dụng lao động quyết định lựa chọn phương án nghỉ tết Nguyên đán theo 03 phương án như sau:
(1) Lựa chọn 01 ngày cuối năm Quý Mão và 04 ngày đầu năm Giáp Thìn
(2) Lựa chọn 02 ngày cuối năm Quý Mão và 03 ngày đầu năm Giáp Thìn
(3) Lựa chọn 03 ngày cuối năm Quý Mão và 02 ngày đầu năm Giáp Thìn.
- Bên cạnh đó, người sử dụng lao động phải thông báo phương án nghỉ tết Nguyên đán 2024 cho người lao động trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày.
- Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019.
- Khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng thời gian nghỉ tết Nguyên đán cho người lao động như quy định đối với công chức, viên chức.
Cán bộ, công chức nghỉ Tết Nguyên đán 2024 đi làm lại khi nào?
Căn cứ theo Thông báo 5015/TB-LĐTBXH năm 2023 thì cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là công chức, viên chức) được nghỉ tết Âm lịch năm 2024 từ:
Thứ Năm ngày 08/02/2024 Dương lịch (tức ngày 29 tháng Chạp năm Quý Mão) đến hết thứ Tư ngày 14/02/2024 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn).
Như vậy, căn cứ theo lịch nghỉ Tết Âm lịch 2024 thì công chức, viên chức được nghỉ Tết Âm lịch 2024 đến hết Thứ Tư ngày 14/02/2024 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn). Do đó, công chức, viên chức sẽ đi làm lại vào Thứ Năm ngày 15/02/2024 Dương lịch (tức ngày mùng 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn).
Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2024 của học sinh các tỉnh thành?
Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2024 của học sinh có sự khác nhau giữa các tỉnh, thành phố.
Tính đến thời điểm hiện tại đã có nhiều tỉnh, thành phố công bố lịch nghỉ Tết Âm lịch Giáp Thìn 2024. Bên cạnh đó, trong khung kế hoạch thời gian năm học 2023 - 2024 với học sinh các cấp, nhiều địa phương có nội dung về lịch nghỉ Tết 2024.Một số lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2024 của học sinh một số địa phương tham khảo tại Cổng Thông tin điện tử Chính phủ như sau:
Tại Hà Tĩnh, đối với học sinh, nghỉ Tết Nguyên đán 2024 bắt đầu từ ngày 06.02.2024 (ngày 27 tháng Chạp năm Quý Mão) đến hết ngày 18.02.2024 (ngày 09 tháng Giêng năm Giáp Thìn).
Tại Đồng Tháp, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên nghỉ tết từ ngày 8/2/2024 (ngày 29 tháng Chạp năm Quý Mão) đến hết ngày 14/2/2024 (ngày mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn).
Tại Lào Cai: Lịch nghỉ tết Nguyên đán kéo dài từ ngày 3/2/2024 đến hết ngày 18/2/2024.
Tại TP. HCM theo Quyết định 3260/QĐ-UBND ngày 05/8/2023 thì lịch nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 của học sinh bắt đầu từ ngày 05/02/2024 (26 tháng Chạp Âm lịch) đến hết ngày 18/02/2024 (Mùng 9 tháng Giêng Âm lịch).
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];
Thần Táo quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ công, Thổ địa, Thổ kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Nhưng sau đó được Việt hóa thành sự tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Và người dân vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.
Theo tích của người Việt, Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Dù tình cảm mặn nồng tha thiết nhưng họ mãi không có con. Vì vậy lâu dần Trọng Cao hay kiếm chuyện dằn vặt vợ.
Một hôm, Trọng Cao “chuyện bé xé ra to” đánh Thị Nhi và đuổi đi. Thị Nhi bỏ nhà, lang thang rồi gặp được Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng. Trọng Cao sau khi nguôi giận lại ân hận, nhớ vợ và quyết lên đường đi tìm Thị Nhi.
Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Trọng Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Không ngờ, Trọng Cao lại vào xin ăn đúng nhà của Thị Nhi lúc Phạm Lang đi vắng. Nhận ra người hành khất là chồng cũ, Thị Nhi mời vào nhà nấu cơm cho ăn. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Thị Nhi sợ chồng nghi oan nên giấu Trọng Cao dưới đống rạ sau vườn.
Chẳng may đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Thị Nhi lao vào cứu Trọng Cao ra. Thấy vợ nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa.
Thượng đế thương tình thấy ba người sống có nghĩa có tình nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo quân. Người chồng mới làm Thổ công trông coi việc trong bếp. Người chồng cũ làm Thổ địa trông coi việc trong nhà. Còn người vợ làm Thổ kỳ trông coi việc chợ búa.
Không chỉ định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo quân còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.
Ý nghĩa ngày ông Công ông Táo
Theo sự tích dân gian Việt Nam, hằng năm, vào ngày 23 tháng Chạp, Táo quân sẽ cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa, Táo quân sẽ quay về hạ giới để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa của các gia đình.
Người xưa cũng cho rằng, sau khi nghe Táo quân bẩm báo, Ngọc Hoàng sẽ căn cứ vào đó để định đoạt, có thể khen thưởng hoặc quở phạt gia chủ. Vì thế, vào ngày 23 tháng Chạp, trước khi Táo quân lên thiên đình, người ta thực hiện nghi lễ cúng ông Táo để các ông “nói tốt“ cho nhà mình.
Vào ngày này, người dân làm mâm cơm để bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần. Đồng thời, đây cũng là dịp để người người, nhà nhà trở về sum họp, quây quần sau một năm làm ăn vất vả. Tùy theo điều kiện gia đình mà có những mâm cỗ lớn nhỏ khác nhau.