Trong những năm cuối của thế kỉ 20, loài ngƣời đã nhận thức ra rằng: họ hoặc là con cháu họ sẽ phải trả một cái giá rất đắt cho những hành động thiếu cân nhắc mà trƣớc đây họ đã gây ra, nhƣ việc khai thác kiệt quệ tài nguyên, làm suy giảm đa dạng sinh học trên trái đất, gây ra hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ozon Một số những hành động đó là không thể đảo ngƣợc đƣợc nữa, nhƣng một số khác thì có thể đảo ngƣợc đƣợc tuy rằng quá trình đảo ngƣợc là rất khó khăn, mất nhiều thời gian và công sức. Hiện nay, môi trƣờng tự nhiên mà ta đang sống đã và đang có xu hƣớng bị ô nhiễm hết sức nghiêm trọng. Môi trƣờng đô thị và các khu công nghiệp, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm đã bị ô nhiễm do chất thải các loại không đƣợc thu gom và xử lý kịp thời. Ở Việt Nam, từ những năm đầu của thế kỷ XXI, đặc biệt là sau khi nƣớc ta gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới – WTO, nền kinh tế nƣớc ta đã phát triển nhanh chóng, các nhà đầu tƣ cả trong và ngoài nƣớc đã không ngừng đầu tƣ vào Việt Nam.Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội thì vấn đề bảo vệ môi trƣờng (sau đây viết tắt là BVMT) cũng nhƣ công tác quản lý môi trƣờng đã nảy sinh nhiều vấn đề bất cập.Hậu quả là tình trạng ô nhiễm và suy thoái nguồn nƣớc (nƣớc mặt và nƣớc ngầm) đã và đang xảy ra phổ biến ở nhiều nơi; tình trạng ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí cũng đã xảy ra, có nơi bị ô nhiễm nặng, đặc biệt là ở các khu đô thị và các thành phố công nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay vẫn xảy ra nhiều vụ việc vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trƣờng do các hoạt động đầu tƣ gây ra đƣợc dƣ luận đặc biệt quan tâm nhƣ: Vụ công ty Vedan xả thải nƣớc thải không qua xử lý ra sông Thị Vải tại tỉnh Đồng Nai, vụ công ty Tung Kuang ở Hải Dƣơng xả thải chất độc ra môi trƣờng,. gây ra nhiều bức xúc cho xã hội. Vấn đề đặt ra ở đây là: tại sao các vụ việc nhƣ vậy vẫn xảy ra trên thực tế, thậm chí còn có xu hƣớng gia tăng? Liệu hoạt động quản lý môi trƣờng, hoạt động về ĐTM trong hoạt động đầu tƣ ở Việt Nam hiện nay có vấn đề gì không? Có cần phải thay đổi hay bổ sung gì không? Để hạn chế xảy ra các vụ việc tƣơng tự cũng nhƣ hoàn thiện hơn nữa pháp luật về ĐTM ở Việt Nam chúng ta cần phải có những công trình khoa học nghiên cứu kỹ lƣỡng từ các biện pháp công trình đến phi2 công trình, trong đó các đề tài nghiên cứu pháp luật về đánh giá ĐTM trong hoạt động đầu tƣ là hết sức cần thiết

Hiện nay, môi trường chính là một trong những vấn đề nóng bỏng được quan tâm hàng đầu. Các hoạt động bảo vệ môi trường cũng được Chính phủ ưu tiên thực hiện để đảm bảo đời sống sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của người dân. Để tiết kiệm thời gian chi phí điều tra và phân tích chất lượng môi trường thì việc phân loại dự án đầu tư  theo tiêu chí môi trường là rất thiết thực, có thể phân vùng nhóm dự án cần phải đánh giá tác động môi trường và những nhóm nào không cần phải đánh giá.

Vì vậy Nhà nước đã đưa ra các quy định về đánh giá tác động môi trường để hướng dẫn các cơ quan tổ chức có hành động đúng đắn nhất. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Điều 32 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây sẽ được gọi tắt là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).

Căn cứ theo khoản 1 Điều 32 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định về nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:

a) Xuất xứ của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư; căn cứ pháp lý, kỹ thuật; phương pháp đánh giá tác động môi trường và phương pháp khác được sử dụng (nếu có);

b) Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;

c) Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường;

d) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đa dạng sinh học; đánh giá hiện trạng môi trường; nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư; thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án đầu tư;

đ) Nhận dạng, đánh giá, dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án đầu tư đến môi trường; quy mô, tính chất của chất thải; tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa và yếu tố nhạy cảm khác; tác động do giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có); nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án đầu tư;

e) Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải;

g) Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác của dự án đầu tư đến môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có); phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có); phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;

h) Chương trình quản lý và giám sát môi trường;

k) Kết luận, kiến nghị và cam kết của chủ dự án đầu tư.

Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó... Để từ đó có thể đề ra những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm hiệu quả, nhằm đạt các Tiêu chuẩn môi trường theo quy định.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường là kết quả của quá trình đánh giá tác động môi trường. Theo đó, nội dung của báo cáo này cần chính xác, minh bạch, thể hiện được tầm nhìn tác động để có thể đưa ra các phương án xử lý một cách có hiệu quả nhất. Báo cáo đánh giá thể hiện sự nghiêm túc, khách quan trong suốt quá trình điều tra và phân tích dữ liệu thông tin.

Khoản 2 Điều 32 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Điều này.

Ví dụ: Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. Trong đó, việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Điều 8:

“1. Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định, trừ trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.

2. Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn tối đa năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thẩm định phải có văn bản thông báo cho chủ dự án.

3. Trong quá trình thẩm định, cơ quan thẩm định được tiến hành các hoạt động sau đây:

a) Khảo sát, kiểm chứng các thông tin, số liệu về hiện trạng môi trường tại địa điểm thực hiện dự án và khu vực kế cận;

b) Lấy mẫu phân tích kiểm chứng;

c) Tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp phản biện nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường;

d) Tổ chức các cuộc họp đánh giá theo chuyên đề.

4. Hoạt động của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo quy định tại Chương V Thông tư này.”