Theo thống kê, ở Việt Nam có khoảng 14 dòng họ phổ biến, với phần lớn dân số mang những họ này.

Gợi ý thêm gần 300 họ người trung Quốc có phiên âm ra tiếng Việt

Trên đây là một số Tên Hán Việt được sử dụng phổ biến tại Việt Nam hiện nay, hi vọng rằng thông qua bài học này các bạn có thể dịch tên sang tiếng Trung từ tiếng Việt.

Biết một nền văn hóa mới, một ngôn ngữ mới, là bản thân bạn tự trao cho mình những cơ hội. Vậy nên, học tiếng Trung nói chung và học dịch tên sang tiếng Trung từ tiếng Việt là chính bạn tự trao cơ hội cho mình.

Tìm và dịch tên sang tiếng Trung bằng chính khả năng của mình, chúc các bạn thành công!

Chúc các bạn học tốt tiếng Trung. Cám ơn các bạn đã ghé thăm website của chúng tôi

Nguồn: www.chinese.com.vn Bản quyền thuộc về: Trung tâm tiếng Trung Chinese Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả

DỊCH HỌ TÊN TIẾNG VIỆT SANG TIẾNG TRUNG

Trương (giản thể: 张 ; phồn thể: 張) là một họ của người Việt Nam. Họ Trương cũng có tại Trung Quốc (Zhang), Triều Tiên / Hàn Quốc (Jang), Đài Loan (Chang), và Singapore (Chong). Trong sách kỷ lục Guinness xuất bản năm 1990, Họ Trương giành kỷ lục họ nhiều người nhất thế giới. Ba họ có số người đông nhất thế giới là Trương, Lý và Vương với tỉ lệ dân số mang các họ này ở Trung Quốc là 7,9%, 7,4% và 7,1%, mỗi họ có số dân ~100 triệu người.[1]

Ở Việt Nam số người mang họ Trương chiếm tỷ lệ 2.2% dân số với khoảng hơn 2 triệu người, chủ yếu người Kinh và các dân tộc Hoa, Chăm, Thổ, Sán Dìu, Nguồn, Co.[2] Hội đồng họ Trương Việt Nam được thành lập từ năm 2006, có trụ sở làm việc tại Hà Nội và nhà thờ họ Trương Việt Nam được xây dựng tại phường Ninh Mỹ, thành phố Hoa Lư, Ninh Bình.

Theo Tính Thị Khảo Lược và Nguyên Hà Tính Toản, họ Trương thuộc dòng dõi Hoàng Đế. Người con thứ 5 là Huy sáng chế ra cây cung. Muốn bắn cung phải trương dây cung. Vì vậy, chữ Trương gồm 2 chữ Cung và Trường ghép lại. Một số cháu chắt ông Huy lấy từ Cung, số khác lấy từ Trương làm tên họ. Dòng họ Trương cư ngụ đông tại thành phố Thái Nguyên tỉnh Sơn Tây.

Trong sách kỷ lục Guinness xuất bản năm 1990, Họ Trương giành kỷ lục họ có nhiều người mang nhất trên thế giới, vượt hẳn các họ Lý và Vương. Đầu năm 2006, Học viện khoa học Trung Quốc xếp họ này là họ thông dụng thứ 3 tại quốc gia đông dân nhất này. Họ Trương được sử dụng từ cách đây trên 4.000 năm.[3]

Cộng đồng những người Họ Trương Việt Nam đã thành lập Hội đồng Trương tộc lâm thời ngày 23 tháng 6 năm 2006 nhằm mục đích kết nối đồng tộc Trương trên toàn quốc để tìm kiếm thông tin dòng họ, chắp nối phả hệ và tìm về nguồn cội. Ngày 21 tháng 4 năm 2013, Đại hội Đại biểu họ Trương Việt Nam lần thứ nhất đã được tổ chức trọng thể tại Hội trường lớn của Bảo tàng Hà Nội, số 2 đường Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội. Ông Trương Văn Đoan - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư được bầu làm Chủ tịch Hội đồng họ Trương Việt Nam.[6]

Ngày 13 tháng 11 năm 2016, Đại hội đại biểu Họ Trương Việt Nam lần thứ hai, nhiệm kỳ 2016 – 2019 được tổ chức long trọng tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Ninh Bình. Tham dự đại hội có ông Trương Tấn Sang, nguyên Ủy viên Bộ chính trị, nguyên Chủ tịch nước Việt Nam; bà Nguyễn Thị Thanh – UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tỉnh Ninh Bình và đại diện các dòng họ: Vũ (Võ), Dương, Trần, Lê, Đỗ, Đinh, Nguyễn; Hội đồng Họ Trương thành phố Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nam Ninh, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng Đại diện họ Trương các tỉnh Lâm Đồng, Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Khánh Hòa, Cần Thơ, Cà Mau, An Giang, Đồng Tháp, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên...[7] Đại hội đã lựa chọn công tác nhân sự và bầu ra Ban Chấp hành mới gồm 1 chủ tịch và 12 Phó chủ tịch. Ông Trương Văn Đoan tiếp tục được bầu làm chủ tịch Hội đồng Họ Trương Việt Nam.

Nhà thờ họ Trương Việt Nam được thực hiện trên khu đất có diện tích 6.742 m2 tại làng Đa Giá, phường Ninh Mỹ, thành phố Hoa Lư, Ninh Bình, nơi gắn liền với quê hương và sự nghiệp của 2 nhân vật họ Trương tiêu biểu là Võ sư Trương Ma Ni - Tăng lục đạo sỹ thời Đinh và Danh nhân văn hóa Trương Hán Siêu thời Trần. Nhà thờ họ Trương Việt Nam với mục tiêu là một công trình lịch sử văn hóa lớn để tưởng nhớ công ơn các bậc tổ tông của dòng họ; là nơi giao lưu, gặp gỡ bà con họ Trương trong nước và ngoài nước, tổ chức những sự kiện quan trọng của dòng họ và là nơi lưu giữ các di sản văn hóa, truyền đi thông điệp của dòng họ Trương cho các thế hệ con cháu mai sau.[8]

Nhà thờ họ Trương Việt Nam là nơi thờ các danh nhân họ Trương tại ban thờ công đồng,[9] trong hậu cung có tượng thờ Ngọc Hoàng Thượng đế (Trương Hữu Nhân) và các danh nhân họ Trương tiêu biểu nhất thời phong kiến ở 3 miền Việt Nam gồm:

Ngoài ra Quần thể nhà thờ họ Trương Việt Nam cũng có ban thờ mẫu và nhiều công trình kiến trúc khác như nhà đa năng, tả vu, hữu vu, cổng tứ trụ, hồ bán nguyệt, gác trống, gác chuông được xây dựng trong 4 năm từ 2016 đến 2019.

Dưới đây là bảng thống kê chưa đầy đủ các di tích thờ người họ Trương ở Việt Nam (chưa tính tới 372 đền thờ thánh Tam Giang):

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bài này viết về họ người Đông Á. Đối với nước chư hầu, xem

Hoàng hay Huỳnh (chữ Hán: 黃) là một họ ở Việt Nam. Ngoài ra họ Hoàng có thể tìm thấy ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Triều Tiên. Họ Hoàng trong tiếng Trung có thể phiên âm Latinh thành Huang, Wong, Vong, Bong, Ng, Uy, Wee, Oi, Oei or Ooi, Ong, Hwang, hay Ung theo phương ngữ từng vùng. Họ Hoàng trong tiếng Triều Tiên được phiên âm thành Hwang.

Ở miền Trung (từ Huế và một phần nhỏ Quảng Trị trở vào) và miền Nam Việt Nam, do kỵ húy chúa Nguyễn Hoàng nên họ Hoàng được đọc chệch thành Huỳnh từ hàng trăm năm nay.[1] Nhiều người Hoa khi đăng ký hộ tịch, không dùng phiên âm Hán-Việt để ghi tên mình ra chữ Quốc ngữ, mà dùng phiên âm trực tiếp từ một phương ngôn tiếng Hoa nào đó. Vì thế, tại Việt Nam họ Hoàng còn có một biến thể khác là Vòng hoặc Voòng.

Họ Hoàng là họ phổ biến thứ 7 ở Trung Quốc. Tổng số người họ Hoàng ở Trung Quốc và Đài Loan ước tính 29 triệu người, ngoài ra còn có hơn hai triệu người Hoa kiều mang họ này. 4,3 triệu người Việt và 1 triệu người Triều Tiên có họ Hoàng. Điều tra dân số năm 2000 của Hàn Quốc cho thấy đây là họ của 644.294 người, xếp thứ 17.[2]

Lưu ý phân biệt họ Hoàng (黃) và họ Hoàng Phủ (皇甫), tránh nhầm lẫn là cùng một họ, do chữ Quốc ngữ chỉ biểu âm, không biểu rõ nghĩa như chữ Hán và chữ Nôm.

Vũ hay Võ (武) là một họ phổ biến tại Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên và Hàn Quốc. Số lượng người mang họ Vũ phổ biến đứng thứ 7 với 3,9% dân số tại Việt Nam.[1]

Tại Trung Quốc, có nhiều họ có thể phiên âm thành Vũ, như họ Vũ (武), Vũ (禹), Vũ (羽), Vũ (萭), hay Vũ (雨). Ngoài ra còn một họ kép là họ Vũ Văn (宇文) hay gây hiểu sai.

Tại Hàn Quốc: Phổ biến là họ Vũ 우 (禹) (Romaja Quốc ngữ: Woo). Ngoài ra có một bộ phận nhỏ người mang họ Vũ (武) (Romaja Quốc ngữ: Mu). Chỉ có 1600 người mang họ này.

Có ý kiến cho rằng họ Vũ ở Hải Dương có nguồn gốc đầu tiên tại làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, miền Bắc Việt Nam[2]. Tuy nhiên, không phải tất cả các gia tộc họ Vũ tại Hải Dương và Việt Nam đều có cùng gốc từ đây.[3] Theo gia phả, tộc phả và thần phả ở làng Mộ Trạch, tỉnh Hải Dương, ông tổ họ Vũ là Vũ Hồn (804-853), là quan đô hộ của nhà Đường cắt cử xuống Việt Nam. Hiện có đền thờ tại Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.[4][5][6]

Bắt đầu từ phía nam sông Gianh cho tới hết các tỉnh miền Nam, do kiêng húy thụy hiệu của chúa Nguyễn Phúc Khoát (hiệu Vũ Vương), "Vũ" được đổi thành "Võ".[3]

Theo Lê Trung Hoa trong cuốn Họ và tên người Việt Nam, tại Việt Nam số lượng người mang họ Vũ xếp thứ bảy, với 3,9% dân số.[1] Hiện tại, hai dòng họ Vũ và họ Võ tồn tại độc lập, có thờ cúng tổ tiên chung hoặc riêng nên việc nhận định họ này chung một họ còn nhiều tranh cãi.

Do hoàn cảnh lịch sử một số con cháu dòng họ Thái Sư Nguyễn Xí một số con cháu đã ra làm quan làm tướng cho nhiều triều đại mới và một triều đại bị lật đổ để tránh bị trả thù nên một chi Họ Nguyễn Đình Họ Nguyễn Xí đã đổi sang Họ Vũ do kiêng húy chúa vũ Nguyễn Phúc Khoát nên đổi sang Họ võ, trong dòng họ nguyễn có câu ca dao sống làm Người Họ Vũ Chết Là Ma Họ Nguyễn Đa số Tiền Người Họ Vũ - Võ Hậu Người Họ Nguyễn, Một Số Chi Họ Vũ Võ Việt Nam Đều Cho rằng Nguyễn Xí Là Thủy Tổ Họ Vũ Võ Việt Nam .

Họ Lội suối hay họ Hét nước (danh pháp khoa học: Cinclidae) là một họ nhỏ chứa các loài chim dạng sẻ trong một chi duy nhất có danh pháp Cinclus. Tên gọi lội suối hay hét nước là từ các chuyển động nhấp nhô bập bềnh hay dìm mình xuống dưới mặt nước của chúng. Chúng là độc nhất vô nhị trong số các loài chim của bộ Sẻ có khả năng bơi và lặn dưới nước.

Chi Cinclus là duy nhất trong họ Cinclidae. Các loài lội suối (hét nước) có:

Các loài hét nước là chim nhỏ nhưng mập mạp với đuôi và cánh ngắn, chân khỏe. Các loài nói chung có bộ lông màu nâu sẫm (đôi khi gần như đen) hay nâu và trắng, trừ hoét nước họng hung có màu nâu với vệt lông trên cổ họng màu nâu ánh đỏ. Kích thước dài dao động từ 14 tới 22 cm và cân nặng 40-90 g, với chim trống to hơn chim mái. Các cánh ngắn làm chúng có kiểu bay xoay tít rất dặc trưng.[1][2][3] Chúng có chuyển động nhấp nhô bập bềnh đặc trưng khi đậu gần nước.

Hét nước được tìm thấy tại các môi trường sống nước ngọt phù hợp trên các cao nguyên của châu Mỹ, châu Âu và châu Á. Tại châu Phi chúng chỉ có ở khu vực dãy núi Atlas thuộc Maroc. Chúng sinh sống trên bờ các con sông miền núi nước chảy nhanh với nước lạnh và sạch mặc dù ngoài mùa sinh sản chúng cũng có thể sống tại các bờ hồ hay ven bờ biển.[2]

Không giống như nhiều loài chim nước khác, chim hét nước nói chung trông giống như nhiều loài chim sinh sống trên mặt đất khác (ví dụ chúng không có chân màng), nhưng chúng có một số thích nghi về hình thái và sinh lý để phù hợp với cuộc sống thủy sinh của mình. Các cánh tương đối ngắn nhưng đầy sức lực, cho phép chúng sử dụng các cánh này như các chân chèo dưới nước. Chúng có bộ lông dày với phao câu lớn với mục đích chống thấm nước cho lông. Các mắt có các cơ phát triển mạnh để có thể uốn cong thủy tinh thể nhằm tăng thị lực khi ở dưới mặt nước.[4] Chúng cũng có các nắp mũi để không cho nước chui vào các lỗ mũi. Máu của chúng có tỷ lệ hemoglobin cao, cho phép khả năng lưu trữ oxy lớn hơn so với chim sống trên mặt đất và cho phép chúng có thể lặn dưới nước tới ít nhất là 30 giây.[2]

Hét nước tìm các loại thức ăn là động vật nhỏ trong và dọc theo rìa các con sông, suối có nước chảy nhanh. Chúng đậu trên các tảng đá và kiếm ăn ở rìa mép nước, nhưng chúng cũng thường ôm chặt các hòn đá và di chuyển chúng xuống gần về phía nước cho đến khi chìm một phần hay toàn bộ dưới nước. Sau đó chúng tìm kiếm thức ăn dưới mặt nước giữa và gần các hòn đá và các mảnh vụn; chúng cũng có thể bơi bằng các cánh. Hai loài ở Nam Mỹ ít bơi và lặn hơn so với ba loài ở phía bắc.[5] Con mồi của chúng chủ yếu là động vật không xương sống như ấu trùng của phù du (bộ Ephemeroptera), ruồi đen (họ Simuliidae), bọ đá (bộ Plecoptera) và bọ cánh lông (bộ Trichoptera), cũng như cá nhỏ và trứng cá. Động vật thân mềm và động vật giáp xác cũng có thể là thức ăn của chúng, nhất là trong mùa đông khi ấu trùng của côn trùng khan hiếm hơn.[2]

Lãnh thổ sinh sản được các cặp hét nước thiết lập dọc theo bờ các sông suối thích hợp và duy trì chống lại sự đột nhập của các con hét nước khác. Trong phạm vi lãnh thổ của mình, các đôi hét nước phải có tổ và các nơi ngủ nghỉ tốt, nhưng yếu tố chính ảnh hưởng tới chiều dài lãnh thổ là khả năng cung cấp đủ thức ăn cho chúng và các con của chúng. Nói chung, chiều dài lãnh thổ vào khoảng từ 300 m tới trên 2.500 m.[2]

Tổ của hét nước thường là kết cấu lớn, thuôn tròn và có vòm, làm từ rêu, với phần ổ bên trong hình chén làm từ cỏ và rễ nhỏ cùng lỗ ra vào từ phía hông. Chúng thường làm tổ tại các không gian gần với nguồn nước chảy. Khu vực này có thể là gờ, rìa hay bờ sông suối, trong kẽ hở hay cống thoát nước hoặc gần cầu. Ít khi chúng làm tổ gần cây cối.[2]

Mỗi lứa đẻ của 3 loài hét nước phương bắc là khoảng 4-5 con; còn ở 2 loài phương nam thì không rõ, mặc dù một số chứng cứ cho thấy ở hét nước họng hung là hai con.[6] Thời gian ấp trứng là 16-17 ngày và sau đó nở thành chim non yếu ớt không thể tự đi kiếm ăn ngay được và chúng được chim mẹ ấp trong vòng 12-13 ngày kế tiếp. Chim non được cả chim bố lẫn chim mẹ cho ăn trong vòng khoảng 20-24 ngày. Chim non thường sẽ sống độc lập với bố mẹ chúng trong phạm vi vài tuần sau khi rời tổ. Hét nước có thể đẻ ngay lứa thứ hai nếu điều kiện thuận lợi.[2]

Tiếng kêu của hét nước to và có cường độ cao, tương tự như tiếng kêu của các loài chim khác sống ven các con sông chảy nhanh; tần số âm thanh của chúng nằm trong khoảng hẹp 4,0-6,5 kHz, vừa đủ cao hơn tần số của sóng âm do dòng nước xiết tạo ra (vào cỡ <2 kHz).[7] Hét nước cũng liên lạc với nhau bằng các chuyển động ngâm mình hay nhấp nhô bập bềnh trong nước rất đặc trưng của chúng, cũng như bằng cách nháy mắt nhanh để lộ ra các mí mắt nhạt màu của chúng như là một loạt các tín hiệu màu trắng trong các biểu lộ tán tỉnh hay đe dọa.[4][8]

Hét nước phụ thuộc hoàn toàn vào các con sông, suối có nước chảy nhanh với nước trong, nguồn thức ăn có thể tiếp cận được và khu vực làm tổ an toàn. Chúng có thể bị đe dọa do bất kỳ ảnh hưởng nào tới các nhu cầu này như ô nhiễm nước, axít hóa và các tác nhân khác gây đục nước như xói mòn. Việc điều chỉnh dòng sông như tạo ra các hồ chứa nước và đập ngăn nước, cũng như sự tạo ra nhiều kênh lạch có thể làm suy giảm và phá hủy môi trường sống của chúng.[2]

Hét nước đôi khi cũng bị săn bắn hay tàn sát vì nhiều lý do khác nhau. Chủng hét nước họng trắng ở Cộng hòa Síp đã tuyệt chủng. Tại một số nơi ở Scotland và Đức, cho tới tận đầu thế kỷ 20, người ta còn thưởng công cho việc giết hại hét nước do người ta cho rằng chúng gây thiệt hại cho các nguồn lợi cá vì ăn trứng và thịt cá hồi.[2]

Mặc cho các mối đe dọa đối với các quần thể cục bộ, nhưng tình trạng bảo tồn của phần lớn các loài hét nước vẫn được coi là ít quan tâm. Một ngoại lệ là hét nước họng hung, được phân loại như là dễ thương tổn do quần thể nhỏ và rời rạc cũng như đang suy giảm của nó, đặc biệt là tại Argentina, do các thay đổi trong quản lý sông ngòi.[9]

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về

(Chương trình dành riêng cho các bạn muốn cải thiện trình độ NGHE và NÓI tiếng Trung của mình)

Chinese giới thiệu tới bạn bản dịch tên tiếng Việt sang tiếng Trung. Đây là những tên Hán Việt khá phổ biến và được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Qua bài viết này, hi vọng tất cả các bạn sẽ biết họ tên của mình trong tiếng Trung là gì.

Cách tra cả tên và họ : Nguyễn Thị Hoa Tìm tên tiếng Trung vần N, T, H rồi ghép lại.

Cách tra nhanh trên máy tính: Nhấn phím Ctrl+ F rồi nhập tên bạn Enter hoặc sử dụng chức năng tìm kiếm nội dung bên trái trang