Đông đảo người dân đến trẩy hội chùa Ông Núi.
Đến chùa hành lễ cần theo thứ tự như sau:
1. Đặt lễ vật: thắp hương và làm lễ tại ban thờ Đức Ông trước.
2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông (Đức Chúa) xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư phật, bồ tát.
3. Sau khi đặt lễ ở chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.
4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ tổ (nhà hậu).
5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.
1. Không chạy qua chạy lại, nói chuyện, bình phẩm, ngồi hoặc nằm trong phật đường. Không tùy tiện hắt hơi, sổ mũi, khạc nhổ,… quanh khu vực phật điện, tam bảo.
2. Vào phật đường, đi vòng quanh tượng phật, khu vực tam bảo, đi từ phải sang trái, niệm tên phật “A di đà phật” sẽ được hưởng 5 điều phúc đức: hậu sinh đoan chính, đẹp, lời ăn tiếng nói rõ ràng dễ nghe; hóa sinh thăng thiên; có thể được sinh ra trong gia đình quyền quý; sinh sinh đạo Niết Bàn.
3. Sử dụng đồ của chùa như ăn uống, thụ lộc nên lưu công đức dù ít, dù nhiều.
4. Không nên mang theo mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc, bao tay,… vào tảm bảo bái phật. Lỡ đặt những đồ đạc như vậy trên bàn, trên chiếu hoặc trong góc tam bảo để bái phật thì mọi công quả tu dưỡng bấy lâu đều tiêu tán. Đi lễ chùa, tốt nhất không mang theo những đồ tùy thân khi vào tam bảo.
5. Không đứng hoặc quỳ chính giữa phật đường lễ phật. Lưu ý, đó là vị trí tối cao của trụ trì, nên quỳ lễ chếch sang bên một chút.
6. Lễ chùa phải ăn mặc giản dị, sạch sẽ, đặc biệt không mặc váy ngắn, quần cộc, áo hở lườn hở nách,… Nhiều người khi lễ phật, thậm chí chiều vị trí chạy cảm phơi hết ra ngoài, vừa phạm giới uế tạp phật đường, vừa phạm giới bất kính, khẳng định công quả tiêu tán hết, quả báo vô cùng. Không để trẻ em chạy loạn tam bảo, nghịch ngợm các đồ tế khí, sở mó tượng phật,…vv.
7. Vào chùa, nên dùng phật danh “A di đà phật” thay tên để mở lời chào trụ trì và tăng ni trong chùa. Khi ra về cũng nên dùng câu này để bái biệt, công đức mang lại vô lượng, cho cả ngưỡi vãn cảnh và nhà chùa.
Nên mua hương sạch để đảm bảo sức khoẻ
Đi chùa không nên mua loại hương bẩn, hương có chứa hoá chất có giá rẻ bán ở tiệm tạp hoá bởi việc hít phải khói hương bẩn sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của bạn và những người xung quanh.
Xem danh sách sản phẩm hương sạch của chúng tôi tại đây
Lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2024 được tổ chức trong 8 ngày, từ 12 - 19/10 (10 - 17/9 năm Giáp Thìn). Với đa dạng hoạt động diễn ra, dự kiến sẽ đón hàng trăm nghìn lượt du khách và nhân dân địa phương về dâng hương lễ Phật, lễ Thánh, trảy hội. Vì vậy, công tác chuẩn bị cho mùa lễ hội truyền thống đã diễn ra từ nhiều tháng nay, đặc biệt chú trọng gìn giữ, bảo lưu những nét đẹp văn hóa cổ truyền, hướng đến mùa lễ hội văn minh dưới ngôi chùa cổ kính gần 400 năm tuổi.
Điểm đến trên hành trình du lịch văn hóa tâm linh
Lễ hội chùa Keo mùa thu khai mạc ngày 10/9 năm Giáp Thìn với nhiều trải nghiệm văn hóa tâm linh dành cho du khách, trong đó ở phần lễ có lễ khai chỉ, múa rối hầu Thánh, lễ rước đức Thánh, hầu đồng, đêm hội hoa đăng. Ở phần hội, có nhiều hoạt động văn hóa truyền thống tổ chức trong suốt các ngày lễ hội như trống hội, du thuyền hát hội, biểu diễn võ thuật cổ truyền, giải cờ tướng, thi bắt vịt dưới hồ, thi têm trầu cánh phượng, giao lưu các câu lạc bộ chèo, múa rối nước.
Ông Đỗ Ngọc Trung, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Vũ Thư cho biết: Thay vì 6 ngày như các năm trước đây, lễ hội mùa thu năm nay tổ chức ở quy mô cấp huyện với 8 ngày diễn ra. Nhiều hoạt động được chú trọng triển khai từ sớm như công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, tuyên truyền, khánh tiết... tạo không khí vui tươi, phấn khởi, hướng tới mùa lễ hội văn minh, để lại ấn tượng đẹp cho du khách khi về dâng hương tế lễ và trẩy hội. Trong đó, ban tổ chức xác định với số lượng du khách tham gia lễ hội dự kiến rất đông, đặc biệt trong các ngày hội chính nên hoạt động vệ sinh môi trường, giữ gìn cảnh quan xanh, sạch, đẹp được thực hiện thường xuyên. Các hộ kinh doanh dịch vụ hàng quán đã ký cam kết về an toàn vệ sinh thực phẩm, tổ chức phun khử khuẩn. Ngoài ra, vì đặc thù kiến trúc chùa Keo hoàn toàn bằng gỗ nên công tác phòng cháy, chữa cháy được ban tổ chức lễ hội, ban quản lý di tích chú trọng, bố trí lực lượng thường xuyên túc trực, nhắc nhở du khách không thắp hương, nến trong chùa, kịp thời xử lý khi có sự cố xảy ra.
Cũng theo ông Đỗ Ngọc Trung, đối với khu vực tổ chức các hoạt động lễ và hội, toàn bộ sân khấu chính được bố trí ở không gian rộng, thoáng, để thuận tiện cho du khách, bà con nhân dân có thể chiêm ngưỡng, theo dõi đầy đủ chương trình nghệ thuật và các hoạt động được tổ chức tại đây. Đối với khu vực hàng quán được bố trí ngoài khuôn viên di tích, du khách được trải nghiệm 130 gian hàng gồm các sản phẩm OCOP và sản phẩm chủ lực, đặc trưng của các địa phương trong và ngoài tỉnh. Đồng thời, xuyên suốt các ngày từ 12 - 19/10 có lễ hội bánh và ẩm thực phục vụ nhu cầu thưởng thức đặc sản địa phương của du khách khi đến với lễ hội chùa Keo.
Du thuyền hát hội tại lễ hội chùa Keo.
Là điểm nhấn đặc biệt trong chuỗi hoạt động của lễ hội mùa thu, đêm khai mạc lễ hội có chương trình nghệ thuật đặc biệt được dàn dựng công phu, dự kiến sẽ tạo nên ấn tượng sâu sắc đối với nhân dân địa phương, du khách thập phương. Đây là chương trình nghệ thuật tổng hợp mang âm hưởng sử thi được Giáo sư sử học Lê Văn Lan cố vấn lịch sử, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Thanh cố vấn văn học. Trong thời lượng 60 phút, chương trình có sự tham gia của khoảng 300 nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên chuyên nghiệp và không chuyên đến từ Nhà hát Chèo Thái Bình và nhiều đoàn nghệ thuật trong cả nước. Ngoài ra còn có các nghệ nhân dân gian trong tỉnh đảm nhận vai trò tái hiện trên sân khấu trực tiếp một số điệu múa dân gian tiêu biểu như múa ếch vồ, chèo chải cạn và các loại hình thể thao truyền thống mang tinh thần thượng võ của cư dân Thái Bình như bơi chải, đi kheo, đẩy gậy, vật võ...
Bà Phạm Thị Như Phong, Chủ tịch UBND huyện Vũ Thư chia sẻ: Thông qua việc tổ chức các kỳ lễ hội hàng năm, ban tổ chức rất vui mừng, phấn khởi nhận thấy sự quan tâm của du khách thập phương đối với lễ hội rất lớn. Với mong muốn nâng tầm quy mô tổ chức, mỗi năm đều có những điểm mới, điểm nhấn trong hoạt động tổ chức lễ hội, thông qua đó tạo nên dấu ấn tốt đẹp trong lòng du khách. Chương trình nghệ thuật là một trong những dấu ấn đặc biệt tại lễ hội năm nay, không chỉ truyền tải giá trị lịch sử, văn hóa mà còn góp phần giới thiệu vẻ đẹp mảnh đất, con người Vũ Thư trong tiến trình đổi mới, hội nhập và phát triển...
Tích cực chuẩn bị cho lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2024 theo đúng nghi thức cổ truyền và nhiều hoạt động phần hội mới mẻ, tạo niềm hứng khởi cho du khách khi về dâng hương tế lễ, trẩy hội, nhân dân làng Keo nói riêng, huyện Vũ Thư nói chung mong mỏi lễ hội sẽ luôn là điểm đến không thể bỏ lỡ của du khách thập phương trên hành trình du lịch văn hóa tâm linh. Đồng thời, thông qua các kỳ lễ hội chùa Keo sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch, từng bước phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh như nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đã đề ra.
Di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo là điểm đến trên hành trình du lịch văn hóa tâm linh.
Chùa Bà Thiên Hậu là một trong những ngôi chùa miếu, có lịch sử lâu đời nhất của người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh giá trị về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hiện vật cổ, nơi đây còn có một giá trị khác, đó không chỉ là nơi đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng mà còn là nơi qui tụ và tương trợ lẫn nhau của bà con người Việt gốc Hoa (Quảng Đông).
Chùa thờ bà Thiên Hậu là chính. Bà được người Quảng Đông gọi là “A Phò” (Đức Bà). Người Phúc Kiến và Hải Nam thích gọi bà là “Đạo Mẫu”.
Bà Thiên Hậu có tên thật là Mi Châu, sinh ngày 23 tháng 3 Âm lịch năm Giáp Thân (1044), sống ở Phước Kiến (Trung Quốc). Tương truyền, trước đây bà Thiên Hậu có cha là Lâm Tích Khánh cùng hai anh trai đi thuyền chở muối đến Giang Tây, giữa đường gặp bão lớn. Lúc đó Bà đang ngồi dệt vải cạnh mẹ nhưng xuất thần để đi cứu cha và hai anh. Bà dùng răng cắn được chéo áo của cha, hai tay nắm hai anh, giữa lúc đó mẹ kêu gọi Bà, ép Bà trả lời, Bà vừa hở môi trả lời thì sóng cuốn cha đi mất dạng, chỉ cứu được hai anh. Từ đó, mỗi khi thuyền bè ngoài biển bị nạn, người ta đều gọi vái đến Bà. Năm Canh Dần (1110), nhà Tống sắc phong cho Bà là “Thiên Hậu Thánh Mẫu”.
Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu của cộng đồng người Việt gốc Hoa lâu nay trở thành điểm đến văn hóa đặc sắc, thu hút hàng trăm ngàn lượt khách đến tham quan, lễ Bà. (Ảnh:TL)
Chùa Bà Thiên Hậu ngày nay trở thành một trong những điểm du lịch lễ hội được nhiều du khách thập phương đến cúng lễ khá đông. Theo kinh nghiệm du lịch Sài Gòn, thời điểm đông hơn là vào các ngày mùng một và rằm hàng tháng, các ngày lễ Tết trong năm của người Hoa như Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu, Tết Đoan ngọ v.v… Đặc biệt, ngày 28 Tết, chùa tiến hành lễ cúng Bà và Lễ khai ấn, cầu mong Bà phò trợ cho “Hộ quốc an dân” và “Hợp cảnh bình an”. Riêng ngày vía Bà 23 tháng 3 Âm lịch được xem là ngày hội chính trong dịp Lễ hội chùa bà Thiên Hậu.
Lễ vía bà Thiên Hậu được xem là lễ hội lớn nhất hằng năm của chùa Bà, trong đó số nữ bao giờ đi lễ cũng đông hơn nam giới nhiều lần. Trước đây, lễ vía bà thường kéo dài cả tuần, việc cúng tiến, lễ vật mang đến cũng rất linh đình, có cả lễ rước tượng và đặt trong kiệu sơn son thếp vàng cùng thuyền Thuận Phong và các nghi trượng ghi tên các vị thần có thờ ở chùa. Ngày nay, đám rước trên đường phố đã được giảm đi, chỉ còn tổ chức ở khuôn viên nhà chùa.
Để chuẩn bị cho ngày lễ vía Bà, từ những ngày trước đó, Ban quản trị nhà chùa đã tổ chức trang hoàng, sửa sang lại bên trong nội thất và chang đèn kết hoa ở bên ngoài. Ngay từ chiều ngày 22 tháng 3, Ban quý tế tổ chức lễ cúng. Lễ vật dâng cúng gồm có lợn quay, ga, ngỗng cùng các loại hoa quả, bánh trái. Sau lời khấn khai mạc của vị chánh tế, người phụ nữ đọc bản văn viết sẵn bằng tiếng Quảng Đông ca tụng công đức của Bà, nay nhân ngày vía bà, mọi người xin tỏ lòng biết ơn chân thành và mong sao Bà phù hộ cho mọi người, mọi nhà sống yên vui, làm ăn phát đạt, đoàn kết tương thân tương ái với nhau…Sau bài văn tế, các thành viên trong Ban quản trị tổ chức bốc thăm để lựa chọn người “cầm ấn” (một chiếc ấn bằng đồng khắc cổ tự) lên trước ngai thờ Bà, đóng lên tấm giấy đỏ mang dòng chữ Khai ấn đại kết và Hợp cảnh bình an viết bằng mực xạ, để dán lên hai bên các điện thời trong chùa.
Lễ vía bà Thiên Hậu được xem là lễ hội lớn nhất hằng năm của chùa Bà (Ảnh:TL)
Đêm 22 sẽ diễn ra Lễ tắm Bà. Sáng ngày 23, mọi người lại tổ chức Lễ rước Bà: Tượng Bà được đặt vào kiệu do các thanh niên nam nữ ăn mặc đẹp diễu qua các đường phố quanh chùa. Theo sau kiệu có thuyền rồng, các tấm bảng đỏ ghi tên các vị thần được thờ phụng trong chùa, các đội múa gồm: múa lân, múa sư tử, múa rồng, các đội nhạc dân tộc vừa biểu diễn vừa múa hát, tạo nên một quang cảnh náo nhiệt trong các khu phố đông đảo người Hoa...
Sau nghi lễ ba tuần rượu và ba tuần trà ở nơi chính điện thì ở phía trước, nơi sân thiên tĩnh bắt đầu đốt vàng mã và đốt pháo. Khi tràng pháo dài chấm dứt, mọi người làm lễ chào Bà lần cuối, một người trong Ban quản trị đi thâu nhang tận tay của từng người dự lễ, đem đi cắm rải rác chung quanh chùa.
Bước sang ngày 23 - ngày chánh vía Bà từ 4h sáng, trong chùa, trên các điện thời, đèn nến thắp sáng choang, nhang trầm hương ngào ngạt. Sau một hồi chuông dóng lên, cửa chùa từ từ mở rộng để đón các đoàn khách đến cúng Bà. Lễ vật dâng cúng thì tuỳ hoàn cảnh và lòng hảo tâm của từng người, riêng món nhang đèn, giấy vàng bạc, giấy tiền là những lễ vật không thể thiếu, vì người Hoa quan niệm đây là quà biết dâng lên các vị thần. Ngoài phần lễ bái ở nơi chính điện thờ Bà Thiên Hậu, khách còn tuỳ theo nhu cầu và ước vọng riêng của từng người, từ việc gia đạo, đến tình duyên, con cái, từ việc cầu sức khoẻ đến chuyện buôn bán làm ăn… mà mang lễ vật tiếp tục đến cúng bái ở các điện thờ nhân vật khác.
Lễ hội vía Bà diễn ra vào ngày 23 tháng 3 âm lịch hàng năm, tại Chùa Bà Thiên hậu, ấp Cái Rắn, xã Phú Hưng, huyện Cái Nước. (Ảnh: TL)
Sau khi cúng lễ xong, thân chủ thường để lại cho nhà chùa một phần, còn một phần thì mang về nhà, gọi là để “hưởng lộc thánh”. Trong khi cúng lễ, khách có thể mua ngay tại chỗ những “vòng nhang cầu an” có đường kính trung bình từ 50 đến 60cm, có loại đường kính đến 1 mét. Nhà chùa ghi tên người đó trên một miếng giấy đỏ đính kèm vòng nhang rồi treo lên trần đốt. Mỗi “vòng nhang cầu an” như thế cứ cháy suốt đêm trong vòng một tháng trời. Đây là một nét đặc trưng ở chùa Hoa, đặc biệt ở chùa Bà Thiên Hậu và chùa Ông (Nghĩa An hội quán).
Người đi lễ sau khi cúng bái thường được nhận của nhà chùa 3 tấm giấy (khổ 12 x 25cm) trên có in dòng chữ Hán và đóng triện son: “Thánh Mẫu toạ trấn, hợp gia bình an, bảo hộ an khang”. Theo cách gọi của người Hoa, đây là “rước vía Bà” đưa về nơi bàn thờ ở gia đình.
Đến chiều 24 tháng 3, lễ vía Bà kết thúc. Vào lúc đó, những đội lân cùng xuất hiện, trình diễn nơi sân chùa, rồi toả về một số ngả phố như để báo hiệu với mọi người một lễ hôi vía Bà diễn ra thuận lợi, tốt lành và hy vọng sẽ gặp nhau lại trong lễ hội năm sau.