Wir verwenden Cookies und Daten, um

I. NHƯ THẾ NÀO ĐƯỢC TÍNH LÀ ĐI HỌC SỚM

Hiểu đơn giản, đi học sớm nghĩ là cho trẻ theo học các cấp học sớm hơn độ tuổi quy định của pháp luật. Cụ thể, theo Luật giáo dục quy định,

“Trong đó, mục tiêu chính của giáo dục nhà trẻ là giúp các bé phát triển hài hòa về các mặt nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, thẩm mỹ và tình cảm – xã hội. Trường mẫu giáo sẽ được chỉ dẫn, định hướng để phát triển toàn diện về các mặt nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội. Trường mẫu giáo sẽ giúp bé chuẩn bị để bước sang bậc tiểu học”.

Hiện nay, việc cho trẻ đi học sớm là vấn đề hết sức phổ biến. Nhiều ba mẹ cho con đi học sớm vì muốn giúp con có tính tự lập sớm và học hỏi được nhiều điều hơn để có nền tảng vững chắc khi bước vào tiểu học. Mặc dù mong muốn của ba mẹ là không sai, nhưng việc cho trẻ đi học sớm vẫn tồn tại những tác hại đến con mà ba mẹ cần biết để cân nhắc, liệu có nên tiếp tục cho trẻ đi học sớm hay là không?

II. 5 TÁC HẠI CỦA VIỆC CHO TRẺ ĐI HỌC SỚM ĐÁNG QUAN TÂM NHẤT HIỆN NAY

Tác hại sớm nhất khi cho trẻ đi học quá sớm đó là khiến bé hoảng sợ, có cảm giác lo lắng, hoang mang khi phải rời xa nhà, xa bố mẹ suốt một ngày dài đến một nơi lạ lẫm. Dễ nhận thấy nhất sự rối loạn trong tâm lý trẻ chính là hành động quấy, khóc mỗi lúc được ba mẹ đưa đến lớp học.

Điều này vô hình chung có thể dẫn đến xu hướng tiêu cực hoặc tâm lý chống đối sau này của trẻ khi gặp những chuyện không hợp ý. Bên cạnh đó, việc đi học sớm cũng dễ tạo áp lực cho trẻ, nhất là khi cho bé bước vào một môi trường giáo dục, học tập không phù hợp với khả năng, tính cách của con.

Việc học sẽ giúp kích thích sự phát triển của trí tuệ, tuy nhiên đôi khi quá trình giáo dục quá nặng, quá dồn dập và rập khuôn mà không phù hợp với trẻ có thể làm hao mòn đi sự sáng tạo bản năng của con. Đồng thời, cũng đánh mất sự tò mò vốn có của một em bé. Thay vì tò mò và tư duy sáng tạo theo cách riêng, trẻ dễ đi theo lỗi mòn và hành động đúng theo cách đã được định hướng trước đó.

III. KHI NÀO THÌ NÊN CHO TRẺ ĐI HỌC

Câu trả lời rất dễ, đó là khi trẻ đến đúng độ tuổi đi học theo Quy định của luật giáo dục ba mẹ hãy cho bé đến trường nhé! Điều này không những đảm bảo sự phát triển tốt và toàn diện nhất về mặt thể chất và trí tuệ của trẻ, mà còn mang đến một tuổi thơ đúng nghĩa cho con. Thay vì nghĩ đến việc cho con tiếp xúc với giáo dục sớm hơn để khỏi bỡ ngỡ sau này, hãy dành nhiều thời gian để chơi và tương tác với trẻ. Điều này sẽ gia tăng sự kết nối giữa ba mẹ và trẻ.

Trong trường hợp trẻ sẵn sàng, ba mẹ có thể cân nhắc việc cho trẻ đi học sớm. Tuy nhiên, ba mẹ cần quan sát con mình nhiều hơn để tránh trường hợp hiểu sai mong muốn của bé mà đưa ra quyết định chưa chính xác nhé!

Nếu muối rèn luyện trí thông minh cho trẻ từ sớm, ba mẹ có thể thử lồng ghép những trò chơi trí tuệ cho bé chơi mỗi ngày. Có thể kể đến một số trò chơi trí tuệ cho bé như: xoay rubic, xếp hình khối, giải câu đố, trò chơi toán học…

Cùng với đó, hãy quan tâm hơn đến vấn đề dinh dưỡng cho não bộ cho trẻ. Vì 1000 ngày đầu đời (tính từ thai kỳ đến khi bé được 2 tuổi) chính là khoảng thời gian “vàng” phát triển trí não của bé, khi 80% cấu trúc não bộ, hệ thần kinh trung ương được xây dựng và hoàn thiện trong khoảng thời gian này. Nguồn dinh dưỡng không thể thiếu cho não bộ tin chắc ba mẹ đều biết đó chính là DHA. Ngoài ra, cần có thêm I-ốt, Choline, Taurine, Lutein…

Lời kết: Qua những chia sẻ trên, có lẽ bố mẹ cũng đã hiểu rõ về mặt lợi cũng như tác của việc cho trẻ đi học sớm để đưa ra quyết định đúng đẵn trong việc "có nên cho trẻ đi học sớm không?". Trong trường hợp có thêm thắc mắc về tác hại hay vấn đề cho trẻ đi học sớm có tốt không? hoặc bất kể câu hỏi liên quan đến chăm sóc sức khỏe trẻ em hãy để lại câu hỏi hoặc liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 63 69 11 để được giài đáp nhé!

Áp lực do chương trình học bị đặt nặng

Luật giáo dục quy định, kiến thức học tập tại trường mầm non chỉ được xảy ra theo hình thức phát triển toàn diện các kỹ năng về nhận thức, ngôn ngữ, đồng thời kích thích sự sáng tạo cho bé. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy các chương trình về chữ cái, phát âm, tính toán… tại các trường mầm non là khá nặng.

Đại đa phần đều kỳ vọng trẻ sẽ biết đọc, biết viết và làm được các phép toán như chương trình tiểu học ở lớp mầm non, như vậy mới chứng minh trường có chất lượng giảng dạy tốt, trẻ học giỏi, trẻ thông minh. Những mong muốn tưởng chừng như chính đáng từ ba mẹ, thầy cô này vô hình chung đã đặt nên vai bé áp lực nặng nề về việc học tập và phát triển các kỹ năng từ sớm, hoàn toàn không đúng mục đích ban đầu của hệ giáo dục mầm non.

Có không ít nghiên cứu đã chứng minh được rằng, việc đi học quá sớm dễ khiến bé sợ hoặc thậm chí là ghét đi học so với những bạn khác, gây nên tâm lý không thoải mái, căng thẳng mỗi ngày đi học.

Một phương diện khác, với những trẻ đi học sớm đã biết trước lượng kiến thức theo chương trình học chính quy sau đó có thể phát sinh tâm lý “tự cao, đắc trí” là đã biết rồi và không mặn mà với bài giảng từ giáo viên.

Nhìn nhận lại cả hai vấn đề, dù là sợ học hoặc đã biết rồi đều có chung kết quả là làm trẻ mất đi hứng thú với việc học tập. Nên ba mẹ hết sức cân nhắc việc cho trẻ đi học sớm.

Ký sự của một bạn gái của một cần thủ

– Gì? Anh lại đi câu ? Sao suốt ngày anh đi câu thế ?

– Nhưng mà cái gì? Suốt ngày chỉ câu với kẹo, mệt hết cả người “

Những cuộc thoại ấy hầu như ngày nào cũng diễn ra khi anh ấy nghỉ dịch cách ly. Nếu như trước đây cuối tuần hai đứa cùng nhau lượn lờ Eco Park , rồi ăn uống thì nay cả ngày anh ý sẽ cắm mặt ở hồ câu. Mọi thứ khiến mình cảm thấy bực vô cùng, có lúc còn thấy tủi thân. Thứ vô bổ ấy cuốn anh ý đi từ lúc nà mình cũng không hay. Chỉ biết rằng không biết đã có bao nhiêu cuộc cãi vã diễn ra từ ngày anh ấy đi câu.

Đến lúc mình cũng chỉ ậm ừ thôi anh đi đi. Đã có những ngày anh ý đi câu từ sáng tới tối, không một cuộc gọi, cùng lắm chỉ vài tin nhắn hời hợt: “Trưa anh không về nhé !”.

Buông điện thoại mình nghĩ, nếu dịch cứ kéo dài, Hà Nội tiếp tục cách ly thì có khi chúng mình cũng chia tay vì không thể hiểu đam mê sở thích của nhau. Chúng mình đã có một cuộc tranh luận rất dài!

Người đàn ông hiền lành, ít nói, lúc nào cũng nhường nhịn ngày hôm đó thật gay gắt với mình: “ Em muốn anh bỏ thuốc, anh bỏ! Em không muốn anh về muộn sau mỗi buổi đá bóng, đá xong anh về. Những gì em muốn, anh đều làm , kể cả giới hạn những thứ được gọi là đam mê của một thằng đàn ông !… Mình lặng người và chợt nghĩ về thời gian qua. Có phải sự ích kỷ, muốn chiếm hữu lên ngôi khiến mình vô tình gò bó anh vào cái cuộc sống mà mình muốn. Có lẽ mình quên rằng anh cũng có cuộc sống của riêng anh, những đam mê sở thích không thể từ bỏ. Nhưng vì mình mà mọi thứ đã giới hạn đi nhiều, qua cả tầm kiểm soát của anh. Đổi lại, mình trở thành đứa con gái ích kỷ từ bao giờ không hay, chỉ muốn bó buộc anh vào những điều mà mình muốn. Mình cũng quên đi rằng, mình muốn mua son anh đồng ý, mình muốn mua quần áo anh đồng ý, mình muốn đi chơi tụ tập với bạn bè anh đồng ý vì anh luôn TÔN TRỌNG sở thích đam mê của mình…

Cuộc tranh luận ngày hôm đó dừng lại vì mình chỉ biết nói: “ Em xin lỗi!”

Ngày thứ 6 nghỉ làm vì dịch,7h sáng anh gọi: “ Em đi câu với anh không ? ”

Mình im lặng một lúc rồi nói: “ Cho Pepsi vs Béo đi nhé” ( Hai chú chó của bọn mình)

Nếu ở Eco Park, vài người thi thoảng sẽ thấy một đôi “ chim sẻ” cùng hai chú chó vác cần đi câu. Đó là những ngày đầu mùa dịch, ấm áp và yên bình. Phải nói là anh ấy chuẩn bị đồ đi câu còn chu đáo, cầu kì hơn cả đi hẹn hò với mình. Có thể quên điện thoại trước khi đi gặp mình nhưng cả ti tỉ thứ đồ phụ kiện câu lại không quên thứ nào.

Mình không thích câu, cũng không thể kiên trì ngồi một chỗ vài tiếng đồng hồ chỉ để đợi cá cắn mồi. Chưa nói đến việc cứ nhấc cần lên, vê mồi  rồi lại thả xuống đến cả nghìn lần không chán. Thế nhưng cái cảm giác ngồi một chỗ chờ anh câu lại khiến mình nghiện đến thế. Đến bây giờ mẹ mình vẫn hỏi: “ Cứ đi xem nó câu làm gì cho đen hết cả người”. Nói thật, anh ấy đi câu ngồi một mình một chỗ, mình cũng vác cái chiếu ra lăn lê bò toài hết buổi sáng, hết buổi chưa, sẽ ra về vào buổi xế muộn. Trước đây, thật sự phải xin lỗi anh em khi mình luôn nghĩ rằng mấy anh em đi câu chỉ tụ tập, vô bổ không giải quyết được vấn đề gì. Thêm vào việc đi câu cả ngày về đen xì, còn k có cá. Tại sao ngày nào cũng đi miết như vậy?

Và rồi những ngày dài mình vác dắt theo hai con chó, cùng anh ấy đi câu, mình đã nghĩ rằng chúng mình sẽ hiểu nhau hơn, những cuộc cãi vã sẽ không diễn ra nữa. Thế nhưng mọi thứ còn tồi tệ hơn mình nghĩ:

“Anh câu nốt mồi này rồi anh cho em câu!”

-Anh nói câu đấy bao nhiêu lần rồi? (Mình gắt lên)

-Đây nốt mồi này anh đưa cho em!

“Ơ như này nó đang cắn phải không anh ? Ơ anh ơi cá cắn chưa? Ơ anh ơi sao nó không ăn? Ơ anh ơi nó đang ăn rồi? Ơ anh ơi sao em vừa thả xuống đã hết mồi ?”

-Em cứ từ từ nó khác ăn, vừa mới xả ổ mà.

-Thôi để hôm nào anh mua cho em một bộ cần khác, hai đứa cùng câu, cho đỡ phải tranh nhau.”

Thế nhưng đến bây giờ mình vẫn chưa có cây cần nào trong tay. Vì thực ra mình trân trọng những ngày nghỉ hai đứa có thể  dành thời gian cho nhau. Với những người khác đó có thể là điều nhỏ nhoi, vô vị nhưng với mình và anh, cả tuần bận rộn chỉ mong muốn có thể dành cho nhau hai ngày trọn vẹn. Có lẽ cảm giác sau bao ngày đi câu, anh ấy mới lên con cá đầu tiên mình còn thấy vui hơn. Vì mình cũng chờ đợi, cũng kiên nhẫn cùng anh.  Ngày hôm nay, mình ngồi đây viết những dòng này vì mình thấy có lẽ mình đã thay đổi từ ngày cùng anh đi câu. Mình hiểu vì sao anh luôn điềm tĩnh với mình, vì anh quá quen với việc kiên nhẫn chờ cá cắn câu. Có người nói, câu cá còn cả tư duy tính toán. Cái đó mình không kiểm chứng được nhưng nếu có thể hãy cứ để anh ấy đi câu. Cánh đàn ông vốn thích chinh phục, chi bằng hãy cho họ chinh phục những con cá còn ẩn dưới mặt hồ sâu. So với những cuộc vui không giới hạn, những bữa tiệc thâu đêm không về, hay những mối quan hệ phực tạp, có lẽ mình yên tâm hơn khi anh ấy vác cần đi câu. Cơ mà câu gì thì nếu không đi cùng thì không biết (haha). Nói vậy thôi, câu chuyện câu cá là một câu chuyện ý nghĩ, giữa muôn vàn những đam mê, người đàn ông của bạn lại lựa chọn câu cá, với mình đó là một điều tuyệt vời. May mắn hơn gần nhà là hồ dịch vụ, anh cũng không thể đi xa quá tầm mắt của mình. Và nếu lên được cá mình sẽ xách về luôn kịp làm cho tươi thịt.

Đôi lời mình muốn nhắn gửi tới các chị em, có lẽ chúng ta không tìm được cho người đàn ông của mình thú vui, đam mê nào ý nghĩ hơn đi câu đâu. Nếu có thể hãy tôn trọng đam mê của họ như cách họ tôn trọng sợ thích của chúng ta. Và cả cách họ nhẫn nhịn sự ương bướng, hay cằn nhằn, hay dỗi vặt của chị em chúng mình. Có những thứ không phải tự nhiên mà có. Và có những thứ chỉ có được học được khi đi câu.

Đôi lời mình muốn nhắn gửi tới anh em, nếu anh em đọc được những dòng tâm sự mỏng này, hi vọng anh em hãy gửi tới chị nhà. Biết đâu từ nay về sau anh em đi câu không cần xin phép hay bị càm ràm một cách khắt khe nữa)). Nói vậy thôi, mình tin anh em trong hội câu, những người có thể dành toàn bộ thời gian cho chiếc cần và hồ cá đều hiểu được ý nghĩa của việc đi câu. Chúc anh em có một sân chơi vui vẻ, lành mạnh!

17/8/2020, Eco Park- Báo cá ngày mưa !

Nguồn: Facebook Su Shi bạn gái một cần thủ may mắn

HÃY KẾT NỐI VỚI VIETNAM FISHING

ZALO 0943434326 | HOTLINE 0943434326